0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 169 Bộ luật Hình sự quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 169 Bộ luật Hình sự quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Điều 169 Bộ luật Hình sự quy định về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

Chi tiết Điều 169 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản

  1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:a) Có tổ chức;

    b) Có tính chất chuyên nghiệp;

    c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;

    d) Đối với người dưới 16 tuổi;

    đ) Đối với 02 người trở lên;

    e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;

    g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;

    h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

    i) Tái phạm nguy hiểm.

  3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

    b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

  4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;

    b) Làm chết người;

    c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.”.

  5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Phân tích các yêu tố cấu thành tội phạm:

-Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể thực hiện tội phạm là người có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định từ đủ 14 tuổi trở lên.

Ở giai đoạn chuẩn bị phạm tội, khoản 3 Điều 14 quy định người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về hành vi chuẩn bị phạm tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản.

-Mặt chủ quan:

Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý trực tiếp.

Người phạm tội phải có mục đích chiếm đoạt tài sản thì mới là tội bắt cóc nhàm chiếm đoạt tài sản.

Nếu mục địch của việc bắt cóc là để buộc Nhà nước ta, Nhà nước khác hoặc vùng lãnh thổ hoặc tổ chức quốc tế, cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân nhất định phải thực hiện theo yêu cầu của chúng để thỏa mãn nhu cầu nhất định của bản thân hoặc tổ chức nào đó mà không phải trực tiếp chuyển giao tài sản thì người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt cóc con tin.

-Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm hại đến quyền sở hữu tài sản của người khác

Đối tượng tác động của tội phạm là tài sản bao gồm vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản

Ngoài ra, tội phạ này còn xâm phạm đến thân thể, quyền được bảo hộ về sức khỏe của con người. Vì vậy, nếu trong quá trình bắt cóc người phạm tội gây tổn hại co người bị bắt cóc thì không xác định tội danh độc lập mà được xác định đó là tình thiết tăng nặng của tội phạm này.

Đối tượng tác động của hành vi này là con người đang sống vào thời điểm bắt cóc. Nếu đối tượng khống chế không phải là con người hoặc con người nhưng đã chết để yêu sách thì sẽ không xem xét về tội này.

-Mặt khách quan của tội phạm :

+ Hành vi khách quan được thực hiện ở những hành vi sau:

  • Hành vi bắt giữ người trái phép. Hành vi này thể hiện bằng việc người phạm tội dùng các hình thức khác nhau như dùng vũ lực, dùng thuốc mê, thuốc ngủ, cho uống rượi bia say để khống chế hoặc dụ dỗ, lừa phỉnh và đưa họ đến một địa điểm nhất định. Nếu khống chế một người và đe dọa yêu cầu người khác phải đưa tài sản ngay thời điểm và địa điểm khống chế thì đây là hành vi đe dạo dùng vũ lực ngay tức khắc, một dấu hiệu khách quan của tội cướp tài sản chứ không phải tội phạm này.

Người bị bắt cóc là người có mối quan hệ với chủ sở hữu tài sản. Mối quan hệ này là rất đa dạng: gia đình, ông bà, cha mẹ, con cái hoặc có thể có những quan hệ xã hội khác như quan hệ yêu đương, bạn bè, công việc… mà mối quan hệ này có thể có tác động đến lí trí chủ sở hữu, lầm cho họ sợ cho tính mạng, sức khỏe của người bị bắt.

  • Hành vi yêu cầu người khác phải trao tài sản cho người phạm tội. Người được yêu cầu phải đưa tài sản cho người phạm tội phải là người khác chứ không phải là người bị bắt cóc. Yêu cầu đưa tài sản có thể thực hiện bằng các phương thức khác nhau, trực tiếp hoặc qua trung gian buộc người chủ tài sản phải thỏa mãn yêu cầu nếu muốn bảo vệ tính mạng, sức khỏe cho người bị bắt cóc.

Nếu có hành vi bắt giữ người trái phép nhưng không đưa ra yêu sách chuyển giao tài sản mà đưa ra yêu sách khác nhằm mục đích khác thì không cấu thành tội phạm này.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn điểm c khoản 2 “Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”

Thông tư liên tịch số 02/2001/TTLT-TANDTC-VKSNDTC-BCA- BTP ngày 25/12/2001 của Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ Công an, Bộ tư pháp hướng dẫn áp dụng một số quy định tại Chương XVI “Các tội xâm phạm sở hữu” của Bộ luật Hình sự năm 1999.

  1. Về tình tiết “sử dụng thủ đoạn nguy hiểm khác” hoặc “dùng thủ đoạn nguy hiểm”.

5.1. “Thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 133 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc cướp tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị tấn công hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân; đầu độc nạn nhân; nhốt nạn nhân vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ; dùng dây chăng qua đường để làm cho nạn nhân đi mô tô, xe máy vấp ngã để cướp tài sản…

5.2. “Thủ đoạn nguy hiểm khác” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 134 BLHS là ngoài các trường hợp sử dụng vũ khí, phương tiện nguy hiểm để thực hiện việc bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, người phạm tội có thể dùng thủ đoạn khác nguy hiểm đối với người bị bắt làm con tin hoặc những người khác như sử dụng thuốc ngủ, thuốc mê với liều lượng có thể nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của nạn nhân hoặc đầu độc người bị bắt làm con tin để việc thực hiện bắt cóc được dễ dàng; nhốt người bị bắt làm con tin vào nơi nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ…, cũng có thể đầu độc những người khác để họ không thể cản trở được việc bắt làm con tin…

5.3. “Dùng thủ đoạn nguy hiểm” quy định tại điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS là dùng thủ đoạn để cướp giật tài sản mà nguy hiểm đến tính mạng, sức khoẻ của người bị hại hoặc của người khác như dùng xe mô tô, xe máy để thực hiện việc cướp giật tài sản; cướp giật của người đang đi mô tô, xe máy… Cần chú ý là trong trường hợp dùng thủ đoạn nguy hiểm để cướp giật tài sản mà gây ra hậu quả nghiêm trọng, thì phải áp dụng cả hai tình tiết định khung hình phạt quy định tại các điểm d và h khoản 2 Điều 136 BLHS.

– Hướng dẫn điểm d khoản 2 “Đối với người dưới 16 tuổi”

Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

Chương 4:

CÁC TỘI XÂM PHẠM CHẾ ĐỘ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH VÀ CÁC TỘI PHẠM ĐỐI VỚI NGƯỜI CHƯA THÀNH NIÊN

  1. Tội bắt trộm, mua bán hoặc đánh tráo trẻ em (Điều 149)

Tội phạm này xâm phạm quan hệ tình cảm giữa cha mẹ và con cái và sự phát triển lành mạnh của trẻ em về các mặt tư tưởng tình cảm thể chất.

Tội phạm thể hiện như:

– Bắt trộm trẻ em là hành vi vì tư lợi mà lén lút chiếm đoạt hoặc lừa gạt, dụ dỗ đứa trẻ trong lúc vắng mặt người nuôi dưỡng, chăm sóc để chiếm đoạt, đem bán hoặc nuôi làm con nuôi, hoặc vì tư thù mà bắt trộm nhằm phá hoại hạnh phúc gia đình người khác.

– Mua bán trẻ em là mua hoặc bán trẻ em vì tư lợi, dù là mua của kẻ đã bắt trộm hoặc mua của chính người có con đem bán. Hành vi mua trẻ em khi biết rõ là đứa trẻ bị bắt trộm để về làm con nuôi, cũng bị xử lý về tội mua bán trẻ em. Tuy nhiên cần phân biệt với trường hợp bố mẹ vì đông con hoặc vì khó khăn đặc biệt mà phải bán con mình (dưới hình thức cho làm con nuôi và nhận một số tiền giúp đỡ) cũng như trường hợp vì hiếm con mà mua của chính người có con đem bán để về nuôi thì không coi là phạm tội.

– Đánh tráo trẻ em là hành vi lén lút đổi trẻ em này lấy trẻ em khác, thường xảy ra đối với trẻ sơ sinh (như: đánh tráo em gái lấy em trai, em dị dạng lấy em lành lặn…) thường xảy ra ở nơi có nhiều sản phụ (nhà hộ sinh, bệnh viện). Người thực hành tội phạm thông thường là người có trách nhiệm (nhân viên y tế), có đủ điều kiện thực việc đánh tráo. Người có hành vi mua chuộc người đó (thường là sản phụ) là đồng phạm. Họ còn có thể bị xử lý thêm về tội đưa hối lộ, hoặc tội nhận hối lộ (nếu có).

 ===================================================

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon