0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 196 Bộ luật Hình sự quy định về tội đầu cơ

Chi tiết Điều 196 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 196. Tội đầu cơ

    1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ và e khoản 2 Điều này” tại điểm b khoản 5 Điều 196 thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

 

Văn phòng luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm

Chủ thể của tội phạm này cũng không có gì đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi không phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này quy định tại khoản 1 của điều luật, chỉ người đủ 16 tuổi trở lên mới phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm này.

  • Mặt chủ quan của tội phạm.

+ Lỗi:

Người thực hiện hành vi đầu cơ là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là gây ra sự khan hiếm hàng hoá, làm cho hàng hoá tăng giá nhưng vì lợi nhuận nên vẫn mua vét; thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Động cơ, mục đích:

Động cơ, mục đích của người phạm tội này là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm ( nhằm thu lợi bất chính). Nếu thu lợi bát chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn thì còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự về điều luật của Bộ luật hình sự có khung hình phạt nặng hơn.

  • Khách thể của tội phạm

+ Khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hoá, chống đầu cơ trục lợi.

+ Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hoá nói chung, trừ những hàng hoá vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi phạm tội

Quan niệm truyền thống và cũng phù hợp với bản chất của tội đầu cơ là hành vi “mua vét”. Nhà làm luật sử dụng thuật ngữ mua vét là khái quát một cách đầy đủ bản chất của hành vi đầu cơ. Tuy nhiên, hiểu một cách dầy đủ bản chất của hành vi này không phải bao giờ cũng dễ dàng và không phải ai cũng nhận thức như nhau.

Mua vét là một từ gép giữa từ “mua” và từ “vét”. Mua là dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vất chất khác để trao đổi lấy hàng hoá, còn vét là vơ vét, thấy ở đâu có là mua, mua bằng hết. Tuy nhiên, hành vi mua vét trong tội đầu cơ không đòi hỏi phải mua bằng hết hàng hoá ở một địa bàn, một vùng nhất định mà chỉ cần mua với số lượng lớn để bán lại trục lợi là bị coi là đầu cơ rồi. Tuy nhiên, việc mua vét hàng hoá phải xảy ra trong một tình hình khan hiếm loại hàng hoá đó ở địa bàn mà người phạm tội mua vét. Nếu mua vét nhưng mặt hàng đó không khan hiếm thì cũng chưa phải là đầu cơ.

Ngoài hành vi mua vét, người phạm tội đầu cơ còn có thể có hành vi “tạo ra sự khan hiếm hàng hoá giả tạo”. Đây là hành vi mà người phạm tội có thể thực hiện hoặc không thực hiện phụ thuộc vào tình hình hàng hoá có khan hiếm thực sự hay không. Nếu tình hình hàng hoá khan hiếm thực sự mà người phạm tội lợi dụng tình hình đó để mua vét hàng hoá thì không cần phải có hành vi “tạo ra sự khan hiếm giả tạo”; hành vi này chỉ xảy ra khi hàng hoá không khan hiếm thật, nhưng mọi người lại tưởng lầm rằng có sự khan hiếm thật. Sự khan hiếm giả toạ này do người phạm tội tạo ra để mọi người tin.

Thủ đoạn mà người phạm tội sử dụng để tạo ra sự khan hiếm giả có nhiều như: Tung tin thất thiệt về sự khan hiếm hàng hoá; tác động với nhà sản xuất không đưa sản phẩm ra tiêu thụ ở một địa bàn, một vùng nhất định…

+ Dấu hiệu khách quan khác

Ngoài hành vi khách quan và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra, đối với tội đầu cơ, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác mà thiếu nó thì chưa cấu thành tội phạm, các dấu hiệu đó là:

Phải có sự kiện khan hiếm hàng hoá thật hoặc tuy không khan hiếm thật nhưng mọi người lại tưởng lầm là khan hiếm hàng hoá thật;

Nơi (địa điểm) xảy ra hành vi mua vét hàng hoá phải là nơi đang trong tình trạng thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh; địa điểm này, có thể là một thôn, một xã, một tỉnh hoặc một vùng… không giới hạn bới địa danh hành chính hay lãnh thổ.

Hàng hoá mà người phạm tội mua vét phải có số lượng lớn.

Cả ba dấu hiệu trên là dấu hiệu cần và đủ cùng với hành vi khách quan và hậu quả nghiêm trọng thì mới cấu thành tội đầu cơ. Nếu thiếu một trong các dấu hiệu trên thì chưa cấu thành tội đầu cơ.

Trong ba dấu hiệu khách quan khác, thì dấu hiệu hàng hoá mà người phạm tội mua vét có số lượng lớn là dấu hiệu khó xác định. Thế nào là mua vét hàng hoá có số lượng lớn ? Đây là vấn đề không chỉ đối với loại tội phạm này mà nhiều tội phạm khác việc xác định vật phạm pháp, hàng phạm pháp có số lượng lớn không đơn giản. Tuy nhiên, đối với tội đầu cơ, việc xác định số lượng hàng hoá mà người phạm tội mua vét với số lượng lớn có thể căn cứ vào lượng hàng hoá đang lưu thông trên thị trường nơi đang có thiên tai, dịch bệnh hoặc chiến tranh so với lượng hàng hoá mà người phạm tội đầu cơ mua vét. Nếu số lượng hàng hoá mà người phạm tội mua vét nhiều hơn lượng hàng hoá đang có bán trên thị trường đó thì bị coi là mua vét hàng hoá với số lượng lớn hoặc tuy hàng hoá mà người phạm tội mua vết chưa nhiều hơn lượng hàng hoá đang có trên thị trường, nhưng với lượng hàng hoá mà người phạm tội mua vét làm cho loại hàng hoá đó trở lên khan hiểm và bị tăng giá thì cũng bị coi là mua vết hàng hoá với số lượng lớn.

+ Hậu quả và mối quan hệ nhân quả

Hậu quả của hành vi đầu cơ là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội  và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … Hậu qủa trực tiếp của hành vi đầu cơ là làm cho giá cả về một hoặc một số mặt hàng nào đó tăng vọt, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng.

Văn bản hướng dẫn:

Nghị định số 177/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật giá

Điều 3. Hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá

  1. Danh mục hàng hóa, dịch vụ thực hiện bình ổn giá theo quy định tại Điều 15 của Luật Giá, bao gồm:
  2. a) Xăng, dầu thành phẩm tiêu thụ nội địa ở nhiệt độ thực tế bao gồm: xăng động cơ (không bao gồm xăng máy bay), dầu hỏa, dầu điezen, dầu mazut;
  3. b) Điện bán lẻ;
  4. c) Khí dầu mỏ hóa lỏng (LPG);
  5. d) Phân đạm urê; phân NPK;

đ) Thuốc bảo vệ thực vật, bao gồm: thuốc trừ sâu, thuốc trừ bệnh, thuốc trừ cỏ;

  1. e) Vac-xin phòng bệnh cho gia súc, gia cầm;
  2. g) Muối ăn;
  3. h) Sữa dành cho trẻ em dưới 06 tuổi;
  4. i) Đường ăn bao gồm đường trắng và đường tinh luyện;
  5. k) Thọc, gạo tẻ thường;
  6. l) Thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người thuộc danh mục thuốc chữa bệnh thiết yếu sử dụng tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

====================================================

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!