0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 214 Bộ luật Hình sự quy định về tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Chi tiết Điều 214 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 214. Tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng mà không thuộc trường hợp quy định tại một trong các điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:

a) Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

b) Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

d) Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;

e) Tái phạm nguy hiểm.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

a) Chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp 500.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

– Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể chịu trách nhiệm hình sự tội trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động có thể là cá nhân hoặc pháp nhân. Theo đó, cá nhân phải là người từ đủ 16 tuổi trở lên và có đủ năng lực trách nhiệm hình sự.

– Mặt chủ quan của tội phạm:

Lỗi của người phạm tội là lỗi cố ý. Người phạm tội biết rõ hành vi của mình là trái pháp luât, gây hậu quả nghiêm trọng nhưng vẫn mong muốn thực hiện hành vi.

– Khách thể của tội phạm:

Khách thể cần được bảo vệ của tội phạm này có thể chia thành khách thể trực tiếp và khách thể gián tiếp.

Khách thể trực tiếp chính là quyền và lợi ích của người lao động, người tham gia bảo hiểm, người dân. Khách thể gián tiếp là trật tự quản lý của Nhà nước về bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm thất nghiệp; từ đó, xâm phạm đến chế độ an sinh xã hội của Nhà nước, ảnh hưởng đến lợi ích của người lao động, của nhân dân.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi thuộc mặt khách quan của tội phạm này là một trong các hành vi sau đây: chiếm đoạt tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng. Các hành vi này được thể hiện dưới dạng:

– Lập hồ sơ giả hoặc làm sai lệch nội dung hồ sơ bảo hiểm xã hội, hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội;

– Dùng hồ sơ giả hoặc hồ sơ đã bị làm sai lệch nội dung lừa dối cơ quan bảo hiểm xã hội hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.

Tội phạm này là tội phạm cấu thành hình thức, có nghĩa là hậu quả của hành vi này không phải là dấu hiệu cấu thành tội phạm bắt buộc đối với tội phạm này. Chỉ cần có hành vi vi phạm trên, người phạm tội đã có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn về “Bảo hiểm xã hội”, “Bảo hiểm thất nghiệp”

+ Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết, trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.

+ Luật việc làm năm 2013

Điều 42. Các chế độ bảo hiểm thất nghiệp

  1. Trợ cấp thất nghiệp.
  2. Hỗ trợ tư vấn, giới thiệu việc làm.
  3. Hỗ trợ Học nghề.
  4. Hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề để duy trì việc làm cho người lao động.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!