0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 217 Bộ luật Hình sự quy định về tội vi phạm quy định về cạnh tranh

Chi tiết Điều 217 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 217. Tội vi phạm quy định về cạnh tranh

    1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây gây thiệt hại cho người khác từ 1.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
      a) Thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;
      b) Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;
      c) Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp: thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp; thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, cung ứng dịch vụ; thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua, bán hàng hóa, dịch vụ; thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
      a) Phạm tội 02 lần trở lên;
      b) Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt;
      c) Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền;
      d) Thu lợi bất chính 3.000.000.000 đồng trở lên;
      đ) Gây thiệt hại cho người khác 5.000.000.000 đồng trở lên.”;
    3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
    4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;

c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”.

Điều 217a. Tội vi phạm quy định về kinh doanh theo phương thức đa cấp 
1. Người nào tổ chức hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp mà không có giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp hoặc không đúng với nội dung giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp thuộc một trong các trường hợp sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 174 và Điều 290 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm:
a) Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
b) Thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;
c) Gây thiệt hại cho người khác từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;
b) Gây thiệt hại cho người khác 1.500.000.000 đồng trở lên;
c) Quy mô mạng lưới người tham gia 100 người trở lên.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”.

Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

Đây là một điều luật mới lần đầu tiên được quy định trong BLHS nhằm bảo đảm điều kiện bình đẳng cho các chủ thể kinh tế tham gia thị trường, bởi vì cạnh tranh lành mạnh là động lực phát triển của nền kinh tế. Những dấu hiệu pháp lý đặc trưng như sau:

– Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể của tội phạm này có thể là cá nhân và pháp nhân thương mại. Đối với chủ thể là cá nhân: Thường là các chủ doanh nghiệp với nhau hoặc chủ doanh nghiệp câu kết với người có chức vụ, quyền hạn trong những lĩnh vực quản lý kinh tế nhất định.

Đối với pháp nhân (thường là các doanh nghiệp với nhau) thực hiện hành vi phạm tội thì hình phạt ngoài phạt tiền còn có thể bị đình chỉ hoạt động có thời hạn với thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm hoặc bị cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

– Mặt chủ quan của tội phạm: Tội phạm có lỗi cố ý.

– Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm đến quyền tự do cạnh tranh một cách hợp pháp của các doanh nghiệp tham gia thị trường; cạnh tranh không lành mạnh ảnh hưởng đến lợi ích của các doanh nghiệp, của thị trường cũng như nền kinh tế.

– Mặt khách quan của tội phạm:

Tội vi phạm quy định về cạnh tranh được thiết kế có cấu thành vật chất. Có nghĩa là các dấu hiệu bắt buộc thuộc mặt khách quan của tội phạm bao gồm: hành vi phạm tội, hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; và mối quan hệ nhân quả giữa hành vi và hậu quả do hành vi phạm tội gây ra.

* Về hành vi khách quan

+ Trực tiếp tham gia hoặc thực hiện các hành vi vi phạm quy định về cạnh tranh như: thỏa thuận ngăn cản, kìm hãm không cho doanh nghiệp khác tham gia thị trường hoặc phát triển kinh doanh;

+ Thỏa thuận loại bỏ khỏi thị trường những doanh nghiệp không phải là các bên của thỏa thuận;

+ Thỏa thuận hạn chế cạnh tranh khi các bên tham gia thỏa thuận có thị phần kết hợp trên thị trường liên quan 30% trở lên thuộc một trong các trường hợp:

  • Thỏa thuận ấn định giá hàng hóa, dịch vụ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp;
  • Thỏa thuận phân chia thị trường tiêu thụ, nguồn cung cấp hàng hóa, nguồn cung dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế hoặc kiểm soát số lượng, khối lượng sản xuất, mua bán hàng hóa, dịch vụ;
  • Thỏa thuận hạn chế phát triển kỹ thuật, công nghệ, hạn chế đầu tư; thỏa thuận áp đặt cho doanh nghiệp khác điều kiện ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc buộc doanh nghiệp khác chấp nhận nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng.

* Để có thể truy cứu TNHS đối với người thực hiện tội phạm này, cơ quan điều tra cần phải chứng minh được hậu quả do hành vi phạm tội gây ra; cụ thể là thiệt hại cho người khác từ 1 tỷ đồng đến dưới 5 tỷ đồng hoặc thu lợi bất chính từ 500 triệu đồng đến dưới 3 tỷ đồng. Đồng thời phải chứng minh được mối nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả đó.

Trên thực tế, để chứng minh được hậu quả của tội vi phạm quy định về cạnh tranh là không hề dễ dàng đối với cơ quan điều tra. Ví dụ như để chứng minh hậu quả của thỏa thuận phân chia thị trường nguồn tiêu thụ thì rất khó có thể tìm được chứng cứ chứng minh thiệt hại cho khách hàng hoặc nguồn lợi “bất chính”. Tương tự, việc chứng minh mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội và hậu quả lại càng khó hơn.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 Điều 217a về “Kinh doanh theo phương thức đa cấp”

Nghị định số 40/2018/NĐ-CP ngày 12/3/2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Kinh doanh theo phương thức đa cấp là hoạt động kinh doanh sử dụng mạng lưới người tham gia gồm nhiều cấp, nhiều nhánh, trong đó, người tham gia được hưởng hoa hồng, tiền thưởng và lợi ích kinh tế khác từ kết quả kinh doanh của mình và của những người khác trong mạng lưới.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!