0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 231 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

Chi tiết Điều 231 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 231. Tội cố ý làm trái quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ

    1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây thiệt hại hoặc thất thoáttiền, hàng cứu trợ từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:

a) Có tổ chức;

b) Phạm tội 02 lần trở lên;

c) Gây thiệt hại hoặc thất thoáttiền, hàng cứu trợ 300.000.000 đồng trở lên;

d) Gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Luật sư phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn mới có thể trở thành chủ thể của tội phạm này. Tuy nhiên, những người khác cũng có thể trở thành chủ thể, nhưng họ chỉ là đồng phạm trong trường hợp vụ án có đồng phạm.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

+ Lỗi của người phạm tội trong tội phạm cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ là do cố ý, tức là nhận thức rõ hành vi phân phối tiền, hàng cứu trợ của mình là trái pháp quy định về phân phối hàng cứu trợ, gây ra hậu quả nghiêm trọng, mong muốn cho hậu quả xảy ra hoặc tuy không mong muốn nhưng bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.

+ Động cơ của người phạm tội không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ có thể có nhiều động cơ khác nhau như: vì thành tích cá nhân, đơn vị mình hoặc vì vụ lợi hoặc động cơ cá nhân khác.

  • Khách thể của tội phạm:

Là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là các quy định của nhà nước về quản lý tiền, hàng cứu trợ.

Đối tượng tác động của tội phạm này là tiền, hàng dùng vào việc cứu trợ.

  • Mặt khách quan của tội phạm:

+ Hành vi khách quan:

Người phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chỉ có một hành vi khách quan duy nhất là làm trái quy định về phân phối, nhưng với nhiều phương thức khác nhau như:

  • Không phân phối hoặc phân phối không đúng đối tượng (người mà theo quy định được phân phối nhưng không được phân phối, người mà theo quy định không được phân phối lại được phân phối);
  • Phân phối không đúng số tiền hoặc số hàng cứu trợ (phân phối thiếu hoặc thừa số tiền hoặc hàng cứu trợ).
  • Thủ đoạn mà người phạm tội thực hiện là lợi dụng chức vụ, quyền hạn. Người phạm tội có chức vụ, quyền hạn và đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để làm trái quy định của nhà nước về phân phối tiền, hàng cứu trợ.

+ Hậu quả:

  • Theo quy định của BLHS 1999, đối với tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm. Nếu hậu quả chưa nghiêm trọng, thì người có hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ chưa cấu thành tội phạm. Theo đó, hậu quả nghiêm trọng do hành vi cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ gây ra là những thiệt hại nghiêm trọng cho tính mạng, sức khỏe, nhân phẩm, danh dự, tài sản cho con người, cho cơ quan, tổ chức và những thiệt hại nghiêm trọng khác cho xã hội.
  • Điều 234 của BLHS sửa đổi 2015 đã có những sửa đổi quan trọng, theo đó việc xác định hậu quả của tội phạm rất cụ thể trong các khung hình phạt. Tại khoản 1 xác định rõ hậu quả của tội phạm này là gây thiệt hại về tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức. Như vậy, hậu quả về tài sản không phải là tình tiết bắt buộc trong cấu thành tội phạm, tài sản có thể dưới 100.000.000 đồng trong định khung hình phạt tại khoản 1 nhưng làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức có thể xét trách nhiệm hình sự.

Tại khoản 2 quy định hậu quả là gây thiệt hại về tài sản từ 300.000.000 đồng trở lên hoặc gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

Hậu quả của tội phạm gây ảnh hưởng xấu về an ninh, trật tự, an toàn xã hội thể hiện qua mối quan hệ nhân quả giữa hành vi phạm tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ với các mặt công tác khác của an ninh, trật tự, an toàn xã hội như ảnh hưởng của chúng tới trật tự công cộng, tới tình hình tội phạm khác, tới trật tự an toàn giao thông, sự phát triển và gia tăng tiêu cực của các loại hình tệ nạn xã hội…

+ Dấu hiệu khách quan khác:

Ngoài hành vi khách quan, hậu quả, đối với tội cố ý làm trái những quy định về phân phối tiền, hàng cứu trợ, còn dấu hiệu khách quan khác như: quy định về việc phân phối. Những quy định này không nhất thiết phải là những quy định của Nhà nước mà có thể chỉ là những quy định của cơ quan, tổ chức, thậm chí của một doanh nghiệp tư nhân trong trường hợp doanh nghiệp đó bỏ tiền ra để tổ chức cứu trợ, làm từ thiện.

Văn bản hướng dẫn:

  • Hướng dẫn khoản 1 về “Phân phối tiền hàng, tiền cứu trợ”

Nghị định số 64/2008/NĐ-CP ngày 14/5/2008 của Chính phủ về vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng các nguồn đóng góp tự nguyện hỗ trợ  nhân dân khắc phục khó khăn do thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng, các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.

Điều 2. Nguyên tắc tổ chức vận động, tiếp nhận, phân phối và sử dụng nguồn đóng góp tự nguyện

  1. Nhà nước khuyến khích, tôn vinh và tạo Điều kiện thuận lợi để các tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước với tinh thần đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm lá rách trong việc đóng góp và tổ chức vận động đóng góp để nhanh chóng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng nhằm ổn định cuộc sống, khôi phục và phát triển sản xuất; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo.
  2. Việc tổ chức vận động đóng góp ủng hộ khắc phục khó khăn chỉ thực hiện khi thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng xảy ra làm thiệt hại lớn về người, tài sản của nhân dân.

Việc vận động đóng góp giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo từng trường hợp cụ thể thông qua việc tuyên truyền, kêu gọi ủng hộ của các cơ quan thông tin đại chúng.

  1. Việc đóng góp tiền, hàng khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo được thực hiện theo nguyên tắc tự nguyện với lòng hảo tâm; các cơ quan, tổ chức không tự đặt ra mức huy động đóng góp tối thiểu để ép buộc người dân thực hiện.
  2. Công tác tổ chức vận động, tiếp nhận, phân bổ và sử dụng tiền, hàng đóng góp trong mỗi cuộc vận động khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng phải được thực hiện tập trung, kịp thời, đúng mục đích, đúng đối tượng, công khai và chỉ đạo thống nhất, đảm bảo tất cả nguồn tiền, hàng đều được chuyển đến cho các cá nhân, hộ gia đình và các địa phương bị thiệt hại và các quốc gia khác bị thiên tai.
  3. Việc sử dụng tiền, hàng ủng hộ theo đúng mục đích huy động để khắc phục hậu quả thiên tai, hỏa hoạn, sự cố nghiêm trọng; giúp đỡ các bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo; nghiêm cấm sử dụng sai mục đích dưới bất kỳ hình thức nào.
  4. Đối với khoản đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo phải được chuyển đến đúng đối tượng cần được giúp đỡ.
  5. Nguồn kinh phí phục vụ cho việc vận động, tiếp nhận, vận chuyển tiền, hàng cứu trợ; chi phí cho việc vận động, đóng góp, giúp đỡ bệnh nhân mắc bệnh hiểm nghèo thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn thực hiện Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định này.

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!