0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 303 Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Chi tiết Điều 303 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 303 Bộ luật Hình sự quy định về tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

Chi tiết Điều 303 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017

Điều 303. Tội phá hủy công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia

  1. Người nào phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện lực, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 114 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
    a) Có tổ chức;
    b) Làm công trình, cơ sở, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia hư hỏng, ngưng hoạt động;
    c) Làm chết 03 người trở lên;
    d) Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 03 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 201% trở lên;
    đ) Gây thiệt hại về tài sản 1.500.000.000 đồng trở lên;
    e) Gây ảnh hưởng xấu đến tình hình kinh tế – xã hội;
    g) Tái phạm nguy hiểm.
  3. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
  4. Người phạm tội còn có thể bị phạt quản chế từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:

  • Chủ thể của tội phạm:

Người có năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi luật định. Dựa theo điều 12 Bộ luật hình sự 2015 về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì độ tuổi luật định đối với tội phạm này là đủ 14 tuổi đối với khoản 1,2 và đủ 16 tuổi đối với khoản 3,4.

  • Mặt chủ quan của tội phạm:

Người phạm tội thực hiện hành vi với lỗi cố ý.

  • Khách thể của tội phạm:

Đối tượng tác động là công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia bao gồm công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội

  • Mặt khách quan của tội phạm:

Là hành vi phá hủy công trình, cơ sở hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin – liên lạc, công trình điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về quốc phòng, an ninh, kinh tế, khoa học- kỹ thuật, văn hóa và xã hội.

Các hành vi khách quan này phải không nhằm chống chính quyền nhân dân, nếu không sẽ cấu thành Tội phá hoại cơ sở vật chất – kỹ thuật của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được quy định tại Điều 114 BLHS năm 2015.

Văn bản hướng dẫn:

+ NGHỊ QUYẾT Số: 04-HĐTPTANDTC/NQ của Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân faan tối cao ngày 29/11/1986 Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự.

Chương 1:

CÁC TỘI XÂM PHẠM AN NINH QUỐC GIA

  1. Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia (Điều 94)

– Hành vi “phá hủy” quy định ở điều luật này có nội dung giống với hành vi “phá hoại” (ở Điều 79), nhưng khác ở chỗ tội phạm không có dấu hiệu “nhằm chống chính quyền nhân dân”, mà chỉ vụ lợi hoặc bất mãn cá nhân.

– Đối tượng của tội phạm này là công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải, thông tin liên lạc, hệ thống tải điện, dẫn chất đốt, công trình thủy lợi hoặc công trình quan trọng khác về an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa xã hội, tức là tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị sử dụng đặc biệt quan trọng, không đơn thuần tính thiệt hại về mặt giá trị vật chất.

Hành vi nói trên xâm phạm các tài sản xã hội chủ nghĩa khác, không nhằm chống chính quyền nhân dân thì bị xử lý về “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa” (Đều 138).

“Tài sản xã hội chủ nghĩa có giá trị sử dụng đặc biệt quan trọng” ở điều 94 do tính chất, tính năng, tác dụng và vị trí quan trọng của nó về mặt chính trị, kinh tế – xã hội, nên khác với “tài sản có giá trị lớn” ở các điều luật thuộc Chương VI (các tội xâm phạm sở hữu xã hội chủ nghĩa).

– Đối tượng của tội phạm quy định ở Điều 94 có vị trí rất quan trọng về mặt chính trị và kinh tế – xã hội. Vì vậy, không nên phân biệt đường dây hạ thế trong hệ thống tải điện… để phân biệt các tội phạm khác nhau.

Nói chung, mọi hành vi cắt trộm đường dây thông tin – liên lạc (điện thoại hoặc truyền thanh), đường dây tải điện đang vận hành hoặc đăng mắc dở dang để chuẩn bị vận hành mà không có mục đích chống chính quyền nhân dân, đều cấu thành tội phạm quy định ở Điều 94. Có thể xem xét ở vị trí quan trọng cụ thể của từng loại đường dây ở từng nơi, từng lúc, kết hợp với tình tiết về thân nhân người phạm tội mà lượng hình cho sát hợp. Đối với trường hợp phạm tội tập trung nhiều tình tiết giảm nhẹ, có thể căn cứ khoản 3 Điều 38 và Điều 44 để vận dụng đường lối xử lý cho thích hợp.

Đối với trường hợp cắt trộm đường dây có mức độ nguy hiểm hạn chế (như: người phạm tội biết rõ là đường dây không sử dụng nữa, đường dây điện thoại vào nhà tư nhân, đường dây dẫn điện phục vụ sinh hoạt của một số hộ gia đình, đường dây truyền thanh của xã ở thời điểm không có nhu cầu khẩn trương…) thì xử lý về “tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản xã hội chủ nghĩa” (Điều 138). Đối với trường hợp chiếm đoạt thiết vị phục vụ đường đây để trong kho hay ở công trường, thì xử lý theo Điều 133 về “tội tham ô tài sản xã hội chủ nghĩa” (nếu có lợi dụng chức vụ, quyền hạn) hoặc theo Điều 133 về “tội trộm cắp tài sản xã hội chủ nghĩa” (nếu không có lợi dụng chức vụ, quyền hạn).

+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trong quy định ở khoản 2 điểm b thể hiện như công trình hoặc phương tiện có giá trị đặc biệt quan trọng, đặc biệt lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình chính trị, an ninh, quốc phòng, kinh tế, khoa học – kỹ thuật, văn hóa và xã hội của đất nước, bị phá hủy, gây thiệt hại lớn về vật chất hoặc gây ảnh hưởng chính trị rất xấu (như: phá hủy hệ thống đường dây thông tin – liên lạc quan trọng đang được sử dụng trong chiến dịch quân sự, chiến dịch phòng, chống bão lụt hoặc ở thời điểm có những nhiệm vụ khẩn trương, cấp bách…).

+ Hành vi “phá hủy công trình hoặc phương tiện giao thông vận tải” (Điều 94) giống với hành vi: “đào, phá công trình giao thông…” (Điều 187 tội cản trở giao thông vận tải gây hậu quả nghiêm trọng) ở chỗ cả hai tội đều không có mmdi chống chính quyền nhân dân.

Nhưng hai tội này khác nhau ở chỗ: Đối với tội phá hủy… (Điều 94), hành vi được thực hiện cố ý và hậu quả của tội phạm không phải là dấu hiệu bắt buộc (như hành vi đóng đinh dài ở chỗ tiếp giáp hai đoạn đường ray nhưng xe lửa không trật bánh hoặc đổ). Đối với tội cản trợ giao thông vận tài gây hậu quả nghiêm trọng (Điều 187), đối tượng của tội phạm có tính chất quan trọng thấp hơn đối tượng của tội phạm “phá hủy…” hành vi là do cố ý, bị cáo không muốn hậu quả xảy ra nhưng hậu quả nghiêm trọng là dấu hiệu bắt buộc (như: cắt ngang đường giao thông quốc lộ để thoát nước nhưng không có biện pháp báo hiệu, phòng ngừa cần thiết, gây nên tai nạn làm xe chở hành khác bị lật đổ, nhiều người chết và bị thương).

+ Công văn Số: 144/TANDTC-KHXX ngày 20/8/2009 về việc xác định công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Tại Mục 2 Công văn số 99/TANDTC-KHXX ngày 01-7-2009 của Toà án nhân dân tối cao đã hướng dẫn:

“a. Phải coi “công trình quan trọng về an ninh quốc gia” là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.

  1. Để được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” thì công trình đó phải thuộc danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Chính phủ quy định. Trong trường hợp chưa được quy định trong danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì chỉ được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11-12-2008 của Chính phủ”.

Do Nghị định số 126/2008/NĐ-CP mới được ban hành, cho nên nhiều công trình đủ tiêu chí xác định công trình thuộc danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định tại Điều 7 của Nghị định chưa được tiến hành các thủ tục theo quy định tại các Điều 9, 10, 11 và 12 của Nghị định để Thủ tướng Chính phủ quyết định đưa vào danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Tuy nhiên, không phải vì lý do này mà không truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 231 của Bộ luật hình sự. Vì lý do đó tại Công văn số 99/TANDTC-KHXX đã hướng dẫn: “Trong trường hợp chưa được quy định trong danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì chỉ được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” khi có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11-12-2008 của Chính phủ”; cụ thể như sau:

Theo quy định tại Điều 65 của Bộ luật tố tụng hình sự thì Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát và Toà án có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, trình bày những tình tiết làm sáng tỏ vụ án. Vì vậy, trong trường hợp nêu trên để kết luận Điều tra, để ra bản cáo trạng về tội phạm quy định tại Điều 231 của Bộ luật hình sự hay không thì Cơ quan Điều tra, Viện kiểm sát phải yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP hoặc cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị đưa công trình vào danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định tại Điều 10 của Nghị định kết luận là công trình đó có đủ tiêu chí xác định công trình thuộc danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia quy định tại Điều 7 của Nghị định hay không. Nếu kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm định hồ sơ là công trình đó có đủ tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia và đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm quy định tại Điều 231 của Bộ luật hình sự. Ngược lại kết luận là công trình đó không đủ tiêu chí của công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, nhưng đủ các yếu tố khác cấu thành tội phạm thì truy cứu trách nhiệm hình sự về tội phạm tương ứng.

Đối với Toà án cấp sơ thẩm nếu thụ lý vụ án về tội phạm quy định tại Điều 231 của Bộ luật hình sự mà trong thời hạn chuẩn bị xét xử hoặc tại phiên toà xét thấy công trình đó không có trong danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm định thì Thẩm phán hoặc Hội đồng xét xử căn cứ vào Điểm a Khoản 1 Điều 179 của Bộ luật tố tụng hình sự ra quyết định trả hồ sơ để Điều tra bổ sung. Đối với Toà án cấp phúc thẩm nếu xét thấy Toà án cấp sơ thẩm kết án bị cáo về tội phạm quy định tại Điều 231 của Bộ luật hình sự mà công trình đó không có trong danh Mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ và chưa có kết luận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cơ quan thẩm định thì về nguyên tắc Toà án cấp phúc thẩm căn cứ vào Điểm c Khoản 2 Điều 248 và Khoản 1 Điều 250 của Bộ luật tố tụng hình sự huỷ bản án sơ thẩm để Điều tra lại.

+ Công văn số 99/TANDTC-KHXX ngày 01/7/2009 về việc thi hành một số quy định của các văn bản quy phạm pháp luật về thi hành quy định của văn bản quy phạm pháp luật

  1. Về Điều 231 Bộ luật hình sự “Tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia”.

Ngày 11-12-2008 Chính phủ ban hành Nghị định số 126/2008/NĐ-CP “Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”; do đó, khi chuẩn bị xét xử và khi xét xử sơ thẩm, phúc thẩm vụ án hình sự về tội phá hủy công trình, phương tiện quan trọng về an ninh quốc gia, Tòa án cần chú ý:

  1. Phải coi “công trình quan trọng về an ninh quốc gia” là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia”.
  2. Để được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” thì công trình đó phải thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia do Chính phủ quy định. Trong trường hợp chưa được quy định trong danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia thì chỉ được coi là “công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia” khi có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại Nghị định số 126/2008/NĐ-CP ngày 11-12-2008 của Chính Phủ.

Trường hợp trong hồ sơ vụ án chưa điều tra làm rõ công trình đó có phải là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia hay không (không chỉ rõ thuộc danh mục nào do Chính Phủ quy định; không có kết luận của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền) thì Tòa án yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung các chứng cứ chứng minh đó là công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia. Nếu hết thời hạn chuẩn bị xét xử mà Viện kiểm sát không bổ sung các chứng cứ, thì Tòa án quyết định trả hồ sơ cho Viện kiểm sát để điều tra bổ sung.

+ Nghị định 126/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ Quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Điều 7. Tiêu chí xác định công trình thuộc danh mục công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

Công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia phải có đủ các tiêu chí sau đây:

  1. Là công trình có một trong các đặc trưng:
  2. Là cơ sở vật chất đặc biệt quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia:

– Công trình quốc phòng, an ninh quan trọng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ làm suy yếu khả năng phòng thủ bảo vệ Tổ quốc hoặc trực tiếp tác động đến sự tồn tại của chế độ.

– Công trình văn hóa, thông tin – truyền thông nếu bị phá hoại hoặc bị lợi dụng làm phương tiện thông tin, tuyên truyền chống lại chính quyền nhà nước sẽ trực tiếp tác động đến tư tưởng người dân, đến sự tồn tại của chế độ.

– Công trình có sử dụng công nghệ hạt nhân (lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu, nhà máy điện hạt nhân), công trình đặc biệt quan trọng trong các lĩnh vực kinh tế, chính trị – xã hội, giao thông, đê điều, điện lực, thủy lợi, xây dựng nếu để xảy ra sự cố hoặc bị phá hoại sẽ gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng đến nền kinh tế quốc dân, gây thảm hoạ đối với đời sống con người, môi trường sinh thái.

  1. Là nơi tập trung lưu giữ, bảo quản nhiều hồ sơ tài liệu, mẫu vật, hiện vật thuộc danh mục bí mật nhà nước hoặc có giá trị đặc biệt quan trọng về chính trị – ngoại giao, văn hóa – lịch sử, kinh tế, khoa học – kỹ thuật; nơi thường xuyên diễn ra các hoạt động nghiên cứu, hoạch định chủ trương, chính sách thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
  2. Là nơi bảo quản vật liệu, chất đặc biệt nguy hiểm đối với con người, môi trường sinh thái.
  3. Công trình khác theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  4. Là công trình đòi hỏi phải áp dụng công tác bảo vệ đặc biệt, tuyệt đối an toàn trong quá trình khảo sát, thiết kế, xây dựng, quản lý và sử dụng theo quy định của Pháp lệnh Bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, quy định của Nghị định này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.

Điều 8. Hành lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia

  1. Hàng lang bảo vệ công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia là giới hạn phần trên không, phần mặt đất, mặt nước, dưới mặt đất, dưới mặt nước xung quanh công trình quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; giới hạn được tính bằng đơn vị đo lường là mét tính từ chân công trình:
  2. Đối với công trình đã được văn bản pháp luật chuyên ngành quy định hành lang bảo vệ, phạm vi đảm bảo an toàn thì giới hạn cụ thể của hành lang bảo vệ là giới hạn phạm vi an toàn, cộng thêm phần gia tăng về độ cao, độ sâu, chiều dài, rộng theo đề nghị của Hội đồng thẩm định.
  3. Đối với công trình mới xây dựng hoặc chưa được pháp luật quy định về hành lang bảo vệ, phạm vi bảo đảm an toàn thì phạm vi hành lang bảo vệ do Hội đồng thẩm định đề nghị.
  4. Thủ tướng Chính phủ quyết định về phạm vi hành lang bảo vệ đối với mỗi công trình trên cơ sở xem xét đề nghị của Hội đồng thẩm định.

 

====================================================

Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long