Điều 361 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác
Chi tiết Điều 361 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 361 Bộ luật Hình sự quy định về tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác
Chi tiết Điều 361 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 361. Tội cố ý làm lộ bí mật công tác; tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác
- Người nào cố ý làm lộ bí mật công tác hoặc chiếm đoạt, mua bán, tiêu hủy tài liệu bí mật công tác, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 110, 337 và 342 của Bộ luật này, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 50.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại về tài sản 100.000.000 đồng trở lên;
đ) Gây ảnh hưởng xấu đến hoạt động của cơ quan, tổ chức;
e) Để người khác sử dụng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
3. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:
– Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội “cố ý làm lộ bí mật công tác” cũng được coi là chủ thể đặc biệt, chỉ những người có chức vụ, quyền hạn trong các cơ quan, tổ chức trong khi thi hành công vụ mới có thể là chủ thể của tội phạm này.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Tên tội danh và điều văn của điều luật đã quy định người phạm tội này là do cố ý, tức là người phạm tội thấy trước được hậu quả của hành vi tất yếu hoặc có thể làm lộ bí mật công tác, mong muốn hoặc để mặc cho hậu quả đó xảy ra.
Việc xác định người phạm tội có cố ý làm lộ bí mật công tác hay không là vấn đề có ý nghĩa quyết định trong việc xác định hành vi phạm tội, nếu người phạm tội không cố ý làm lộ bí mật công tác thì dù bí mật đó đã bị tiết lộ thì người có hành vi tiết lộ bí mật không cấu thành tội phạm này mà tuỳ trường hợp người có hành vi phạm tội vô ý làm lộ bí mật công tác hoặc không phạm tội.
Khi xác định người phạm tội có cố ý làm lộ bí mật công tác hay không, không chỉ căn cứ vào lời khai của người phạm tội, mà phải căn cứ vào các tình tiết khách quan của vụ án, vì thực tiễn cho thấy nhiều trường hợp người phạm tội dùng thủ đoạn xảo quyết để cố ý làm lộ bí mật công tác nhưng khi sự việc được phát hiện thì lại cho rằng mình chỉ vô ý để lộ bí mật công tác để trốn trách nhiệm.
– Khách thể của tội phạm:
Khách thể của tội cố ý làm lộ bí mật công tác là hoạt động đúng đắn của cơ quan, tổ chức liên quan đến việc bảo mật của Nhà nước; làm cho cơ quan, tổ chức bị suy yếu, thậm chí gây ra tác hại rất lớn, để người khác lợi dụng chống lại chế độ, gây mất đoàn kết hoặc đối phó với các chủ trương chính sách trước khi được thi hành.
Đối tượng tác động của tội phạm này được nêu ngay trong cấu thành tội phạm, đó là: bí mật công tác. Bí mật công tác cũng là bí mật Nhà nước, nhưng được gắn liền với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chứvu và gắn liền với nhiệm vụ công tác của người có chức vụ, quyền hạn.
– Mặt khách quan của tội phạm:
+ Hành vi khách quan:
Người phạm tội chỉ có hành vi khách quan duy nhất là làm lộ bí mật công tác. Nhưng biểu hiện của hành vi làm lộ lại tuỳ thuộc vào chức vụ, quyền hạn và hoàn cảnh cụ thể lúc người phạm tội làm lộ bí mật đó.
Hành vi làm lộ bí mật công tác được biểu hiện như: Kể cho người khác nghe những bí mật mà mình biết; cung cấp tài liệu, tin tức bí mật cho người khác để người khác sử dụng các tài liệu, tin tức bí mật đó; loan truyền những tin tức bí mật bằng nhiều hình thức như truyền miệng, đăng báo, truyền thanh, truyền hình…
Hành vi làm lộ bí mật Nhà nước bao giờ cũng gắn liền với nhiệm vụ của người phạm tội. Cũng chính vì thế nên mới gọi là làm lộ bí mật công tác, nếu không có chức vụ, quyền hạn và không thực hiện nhiệm vụ, thì không thể làm lộ bí mật Nhà nước được.
+ Hậu quả hành vi:
Hậu quả của hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác là những thiệt hại về vật chất và phi vật chất cho cơ quan, tổ chức và cho con người.
Hậu quả không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm này. chỉ cần người phạm tội có hành vi cố ý làm lộ bí mật công tác là tội phạm đã hoàn thành. Tuy nhiên, việc xác định hậu quả của tội phạm vẫn rất cần thiết, dù nó không phải là dấu hiệu bắt buộc nhưng nó có ý nghĩa quan trọng trong việc quyết định hình phạt, vì hành vi làm lộ bí mật công tác nếu đã gây ra hậu quả thì tính chất, mức độ nguy hiểm cho xã hội cao hơn trường hợp chưa gây ra hậu quả; nếu hậu quả gây ra lại là nghiêm trọng, thì người phạm tội còn bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo khoản 2 của điều luật.
Văn bản hướng dẫn:
Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Chương 7:
CÁC PHẠM TỘI VỀ CHỨC VỤ
2) Tội cố ý làm lộ bí mật công tác, tội chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy tài liệu bí mật công tác (Điều 222); tội vô ý làm lộ bí mật công tác, tội làm mất tài liệu bí mật công tác (Điều 223).
Hiện nay mới có Nghị quyết số 69/CP ngày 14-6-1962 của Hội đồng Chính phủ quy định những vấn đề thuộc phạm vi “bí mật của Nhà nước”, còn “bí mật công tác” và “bí mật công tác quân sự” thì chưa được văn bản pháp luật nào chỉ rõ nội dung. Nhưng trong thực tế, có thể hiểu “bí mật công tác” hoặc “bí mật công tác quân sự” là loại bí mật có mức độ quan trọng thấp hơn bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, nếu để tiết lộ cũng có hại cho cách mạng.
Trong hoạt động xét xử của ngành Tòa án, nói chung mọi tài liệu, chứng cứ chưa được phép công bố đều thuộc bí mật công tác, vì nếu tiết lộ sẽ gây khó khăn cho công tác điều tra, xét xử, thi hành án.
Hậu quả nghiêm trọng được quy định ở khoản 2 Điều 222 thể hiện như: gây khó khăn cho công tác, gây ảnh hưởng rất xấu cho cơ quan Nhà nước hoặc tổ chức xã hội có bí mật công tác bị tiết lộ, có tài liệu bí mật công tác bị chiếm đoạt, mua bán hoặc tiêu hủy; tạo điều kiện cho kẻ xấu khoét sâu nhược điểm của cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội…
====================================================
Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long