Điều 394 Bộ luật Hình sự quy định về tội chống mệnh lệnh
Chi tiết Điều 394 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 394 Bộ luật Hình sự quy định về tội chống mệnh lệnh
Chi tiết Điều 394 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017
Điều 394. Tội chống mệnh lệnh
- Người nào từ chối chấp hành hoặc cố ý không thực hiện mệnh lệnh của người có thẩm quyền, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 05 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Là chỉ huy hoặc sĩ quan;
b) Lôi kéo người khác phạm tội;
c) Dùng vũ lực;
d) Gây hậu quả nghiêm trọng.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Trong chiến đấu;
b) Trong khu vực có chiến sự;
c) Trong thực hiện nhiệm vụ cứu hộ, cứu nạn;
d) Trong tình trạng khẩn cấp;
đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.
- Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân.
Phân tích 4 yếu tố cấu thành tội phạm:
– Chủ thể của tội phạm:
Chủ thể của tội phạm này là những đối tượng sau đây:
*Quân nhân tại ngũ là công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam phục vụ trực tiếp trong quân đội. Quân nhân bao gồm sĩ quan, hạ sĩ quan, binh sĩ và quân nhân chuyên nghiệp được quy định trong Luật nghĩa vụ quân sự, Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam.
*Quân nhân dự bị là công dân được đăng ký vào ngạch dự bị động viên theo Pháp lệnh vể lực lượng dự bị động viên. Quân nhân dự bị chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về các tội xâm phạm nghĩa vụ, trách nhiệm của quân nhân trong thời gian người đó ‘được tập trung huấn luyện.
Được coi là quân nhân dự bị trong thời gian tập trung huấn luyện trong các trường hợp sau đây:
+ Tập trung huấn luyện chính trị, quân sự thường kỳ hàng năm.
+ Tập trung diễn tập.
+ Tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng động viên.
+ Tập trung kiểm tra tình trạng sẵn sàng chiến đấu.
+ Công dân được tuyển vào phục vụ trong quân đội.
+ Dân quân, tự vệ phối thuộc với quân đội trong chiến đấu, phục vụ chiến đấu.
– Mặt chủ quan của tội phạm:
Người phạm tội thực hiện tội phạm này với lỗi cố ý.
– Khách thể của tội phạm:
Hành vi phạm tội xâm phạm đến chế độ kỷ luật của Quân đội (được quy định cụ thể trong các Điều lệnh của Quân đội).
– Mặt khách quan của tội phạm:
Mặt khách quan của tội này có các dấu hiệu sau:
+ Có hành vi không thực hiện mệnh lệnh một cách cố ý. Đây là hành vi ở dạng không hành động. Tuy không công khai thể hiện nhưng cố tình không thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên.
+ Có hành vi từ chối thực hiện mệnh lệnh.
Đây là hành vi ở dạng hành động. Người thực hiện tội phạm đã từ chối công khai hoặc bằng hành động công khai thể hiện việc từ chối không thực hiện nhiệm vụ theo mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên.
Lưu ý:
– Người chỉ huy trực tiếp là quân nhân được giao nhiệm vụ chỉ huy trực tiếp một đơn bị bộ đội và trực tiếp quản lý bộ đội thuộc đơn vị đó (như tiểu đội trưởng).
– Cấp trên (xem giải thích ở tội làm nhục, hành hung người chỉ huy hoặc cấp trên).
– Mệnh lệnh: Được hiểu là một hành vi (hành động) của người chỉ huy hoặc cấp trên tiến hành các hoạt động chỉ huy cấp dưới để thực hiện nhiệm vụ của đơn vị.
Mệnh lệnh trong trường hợp nêu trên phải là người chỉ huy trực tiếp đối với cán bộ chiến sĩ là cấp dưới (như mệnh lệnh của tiểu đội trưởng đối với chiến sĩ; Mệnh lệnh của Trung đội trưởng đối với các tiểu đội trưởng) hoặc của cấp trên (chẳng hạn Đại đội trưởng ra lệnh cho trung đội thuộc đại đội thi hành nhiệm vụ chiến đấu) đối với cấp dưới.
Mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên phải là mệnh lệnh hợp pháp (tức là mệnh lệnh không trái pháp luật).
Tuy nhiên đối với trường hợp ra mệnh lệnh trái pháp luật thì cần phân biệt như sau:
– Nếu người chấp hành mệnh lệnh không biết đó là trái pháp luật, thì người ra mệnh lệnh đó phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;
– Nếu ngươi chấp hành mệnh lệnh biết rõ mệnh lệnh đó là trái pháp luật, thì:
+ Nếu người đó vẫn chấp hành mà không có ý kiến phát hiện, đề đạt gì, thì cả người ra mệnh lệnh và người chấp hành mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh đó;
+ Nếu người đó đã phát hiện, để đạt với người ra mệnh lệnh nhưng người ra mệnh lệnh vẫn yêu cầu bắt buộc phải chấp hành thì chỉ có người ra mệnh lệnh phải chịu trách nhiệm về việc thực hiện mệnh lệnh trái pháp luật đó;
Văn bản hướng dẫn:
Nghị quyết 04-HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự
Chương 9:
CÁC TỘI XÂM PHẠM NGHĨA VỤ, TRÁCH NHIỆM CỦA QUÂN NHÂN
- Tội chống mệnh lệnh (Điều 250). Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh (Điều 251)
+ Hai tội phạm đều xâm phạm việc chấp hành mệnh lệnh, giữ vững kỷ luật của quân đội và gây ảnh hưởng xấu đến sức chiến đấu, sức mạnh của lực lượng vũ trang. Tội chống mệnh lệnh có mức độ nguy hiểm hơn tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh.
Mệnh lệnh là mệnh lệnh của người chỉ huy trực tiếp hoặc của cấp trên có thẩm quyền. Phải xem xét một cách toàn diện như: nội dung và tầm quan trọng của mệnh lệnh, cấp ra mệnh lệnh, thời gian, không gian của sự việc, hậu quả (nếu có) để đánh giá mức độ và tính nguy hiểm của hành vi chống mệnh lệnh hoặc chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh; nội dung của mệnh lệnh càng quan trọng, yêu cầu của mệnh lệnh càng khẩn trương, cấp ra mệnh lệnh càng cao, phạm vi chấp hành mệnh lệnh càng rộng, thì hậu quả và tính chất của tội phạm càng nghiêm trọng.
+ Tội chống mệnh lệnh là hành vi cố ý không chấp hành hoặc chấp hành ngược lại mệnh lệnh; tội phạm không đòi hỏi phải có hậu quả, nhưng nếu có hậu quả nghiêm trọng, thì xử lý theo khoản 2; nếu có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì xử lý theo khoản 3.
Tội chấp hành không nghiêm chỉnh mệnh lệnh là hành vi chấp hành mệnh lệnh một cách lơ là, chậm trễ, tùy tiện, thể hiện ý thức thiếu trách nhiệm, cố ý về hành vi, nhưng vô ý gây hậu quả nghiêm trọng. Tội phạm này đòi hỏi phải có hậu quả nghiêm trọng mới bị xử lý theo khoản 1; nếu có hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị xử lý theo khoản 2.
+ Hậu quả nghiêm trọng (được quy định ở Điều 250 khoản 2 điểm 1 và Điều 251 khoản 1) thể hiện như: đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu; bộ đội thương vong nhiều.
+ Hậu quả đặc biệt nghiêm trọng (quy định ở điều 250, khoản 3 và điều 251, khoản 2) thể hiện như: đơn vị không hoàn thành nhiệm vụ chiến đấu, bộ đội bị thương vong nhiều, bị thiệt hại lớn về vũ khí, phương tiện chiến đấu.
====================================================
Công ty luật Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính Công ty luật Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Công ty luật Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Công ty luật Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long