Doanh nghiệp thu giữ bằng gốc của người lao động có đòi được không?
Doanh nghiệp không trả lại bằng tốt nghiệp, văn phòng luật sư cho biết có vi phạm pháp luật hay không?
Thưa văn phòng luật sư: Hiện tôi đang làm cho chủ Doanh nghiệp hơn 2 năm, đến kỳ hạn hợp đồng tôi đã làm đơn và bàn giao toàn bộ công việc cho bộ phận khác đảm nhiệm, ngoài ra tôi không có làm ảnh hưởng đến lợi ích và hoạt động của công ty, khi tôi đề nghị trả lại bằng gốc mà tôi đã nộp, Doanh nghiệp không trả lại bằng tốt nghiệp mà thu giữ của người lao động, chiểu theo văn bản nào quy định về trường hợp nêu trên rất mong Luật sư chuyên Lao động giải quyết tranh chấp tư vấn cho tôi?
Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật lao động trực tuyến cho biết:
Theo quy định của Luật Lao động 2012 có hiệu lực từ 01/5/2013 thì mọi hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản ngoại trừ trường hợp hợp đồng để làm các công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng thì có thể giao kết bằng lời nói.
Mặt khác, điều 20 Luật Lao động 2012 cũng cấm người sử dụng lao động được giữ giấy tờ tùy thân, bằng cấp ,chứng chỉ gốc của người lao động.
Vi phạm các quy định của pháp luật, người sử dụng lao động bị xử lý theo Nghị định 95/2013/NĐ-CP của Chính phủ như sau:
“Điều 5. Vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
1. Phạt tiền người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi: Không giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản đối với công việc cố định có thời hạn trên 3 tháng; không giao kết đúng loại hợp đồng lao động với người lao động theo quy định tại Điều 22 của Bộ luật lao động theo một trong các mức sau đây:
a) Từ 500.000 đồng đến 2.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
b) Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
c) Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
d) Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
đ) Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc trả lại bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ đã giữ của người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều này;
b) Buộc trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo lãi suất tối đa áp dụng đối với tiền gửi không kỳ hạn do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm b Khoản 2 Điều này”.
Để bảo vệ quyền lợi của mình, bạn nên làm đơn tố cáo sai phạm của công ty này tới các cơ quan quản lý nhà nước về lao động như: Phòng Lao động Thương binh xã hội; Thanh tra nhà nước, Thanh tra chuyên ngành lao động yêu cầu xử lý nghiêm và buộc công ty này phải trả hồ sơ gốc cho vợ bạn.
Mặt khác, vợ của bạn có thể khởi kiện công ty ra tòa án nhân dân cấp quận nơi doanh nghiệp có trụ sở chính để làm rõ những tranh chấp trong quan hệ lao động liên quan đến việc chấm dứt hợp đồng để bảo vệ quyền lợi của mình.
Trên đây là các ý kiến tư vấn của văn phòng luật sư, hi vọng làm sáng tỏ các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
Trân trọng./.
Văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội
Tổng đài tư vấn pháp luật lao động – 1900 599 979