Đóng BHXH sau một thời gian gián đoạn?
Khách hàng thuê văn phòng luật sư uy tín tại Hà Nội tư vấn pháp luật trực tuyến – Trong thời gian làm việc, em đóng đầy đủ bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm thất nghiệp (BHTN). Khi nghỉ việc, em lên nhận lương và đề nghị lấy sổ BHXH, nhưng chị kế toán công ty bảo không cần, khi nào em đi làm ở công ty khác muốn đóng BHXH thì lên lấy đóng cũng được.
Nhưng từ khi nghỉ việc tới nay em không đi làm và cũng không đóng BHXH và BHTN ở đâu nữa. Vậy bây giờ em tới công ty A lấy sổ BHXH để tiếp tục đóng có được không?
Luật sư tư vấn Công ty luật Dragon
– Theo khoản 2 điều 15 Luật BHXH thì người lao động có quyền nhận sổ BHXH khi không còn làm việc; và người sử dụng lao động có nghĩa vụ trả sổ BHXH cho người lao động khi người đó không còn làm việc được quy định tại điểm c khoản 1 điều 18 Luật BHXH.
Từ những căn cứ pháp luật mà chúng tôi vừa nêu, bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện việc trả sổ BHXH cho mình.
Vấn đề bạn hỏi liên quan đến việc bạn tự đóng BHXH. Theo quy định tại điều 2 nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28-12-2007 của Chính phủ hướng dẫn một số điều của Luật BHXH về BHXH, và phần I thông tư 02/2008/TT-BLĐTBXH ngày 31-1-2008 của Bộ Lao động – thương binh và xã hội hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 190/2007/NĐ-CP ngày 28-12-2007 của Chính phủ về đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, nếu hiện nay bạn vẫn chưa đi làm và/hoặc chưa ký bất kỳ một hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên với bất kỳ người sử dụng lao động nào, mà có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện thì bạn vẫn được tham gia loại hình BHXH tự nguyện theo căn cứ pháp lý mà chúng tôi vừa nêu.
Người tham gia BHXH tự nguyện được lựa chọn mức đóng và phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình. Mức đóng BHXH tự nguyện được tính trên cơ sở thu nhập tháng đóng BHXH, nhưng thấp nhất bằng mức lương tối thiểu chung và cao nhất bằng 20 tháng lương tối thiểu chung.
Văn phòng luật sư Dragon