Luật nước ta có từ khi nào?
Pháp luật Việt Nam ra đời sớm cùng với sự ra đời của Nhà nước
Từ giai đoạn đầu, trải qua hơn 1.000 năm Bắc thuộc cho đến thời kỳ đầu của nền độc lập tự chủ (triều Ngô, Đinh, Tiền Lê) chúng ta chưa có luật thành văn. Luật trong suốt thời gian đó chỉ là luật tục – đó là phong tục, tập quán, quy phạm đạo đức… được coi như pháp luật.
Khi chế độ phong kiến VN bắt đầu phát triển ổn định, yêu cầu cần có một bộ luật thành văn phù hợp càng trở lên cấp thiết. Năm 1042, Lý Thái Tông sai Trung thư sảnh – một cơ quan phụ trách việc ” sửa định luật lệ, chia môn loại, biên ra điều khoản” làm bộ Hình thư. Đây là bộ luật thành văn đầu tiên của nước ta, được soạn thảo dựa trên luật tục, tập quán của các thời trước, mặt khác có sự tham khảo Đường luật (TQ). Gọi là Hình thư nhưng không chỉ quy định về hình sự mà còn bao trùm các lĩnh vực khác, do kỹ thuật lập pháp cổ các quan hệ xã hội được bảo vệ và gắn liền với quy phạm hình sự nên luật thời đó gọi là Hình pháp. Sách Đại Việt sử ký toàn thư cho biết đây là tập luật lệ có tính chất pháp điển, bao gồm 3 quyển. Tiếc rằng bộ Hình thư đến nay không còn, do bị quân Minh cướp mất trong khi xâm lược VN.
Các triều đại kế tiếp cũng ban hành nhiều bộ luật như: đời Trần có Hình thư, Quốc triều thống chế, Quốc triều thường lễ (1230), Hoàng triều ngọc điệp (1267), Hoàng triều đại điển (1341), Hình luật thư (1341). Đời Hồ có Đại Ngu quan chế hình luật (1401). Đời Hậu Lê có Quốc triều hình luật (1483), Luật thư (1440-42), Quốc triều luật lệnh (1442), Lê triều quan chế (1471), Thiên Nam dư hạ tập (1483), Hồng Đức thiện chính thư (1470-97), Quốc triều điều luật (1777), Khánh tụng điều lệ (1777). Đời Nguyễn có: Hoàng triều luật lệ (1815).
Các bộ sử triều Nguyễn: Nhà Nguyễn rất chú ý tới việc sưu tầm tài liệu và biên soạn quốc sử. Năm 1811 Gia Long ban chiếu soạn Quốc triều thực lục. Năm 1825 Minh Mạng lập Quốc sử quán – một cơ quan soạn ra các bộ sử đồ sộ. Gồm: Khâm định Việt sử thông giám cương mục 52 quyển; Đại Nam thực lục (tiền biên và chính biên) 444 quyển; Đại Nam nhất thống chí; Minh Mạng chính yếu; Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ; Đại Nam chính biên liệt truyện; Khâm định tiễu bình lưỡng Kỳ phỉ khấu phương lược; Ngự chế tiễu bình lưỡng Kỳ phỉ khấu thi tập…
Ngoài ra còn: Lịch triều tạp kỷ của Lê Cao Lãng, Sử học bị khảo của Đặng Xuân Bảng, Quốc sử di biên của Phan Thúc Trực, Hậu Lê thời sự kỷ lược…
Văn phòng luật sư Dragon!