Luật sư bào chữa trong vụ án cố ý gây thương tích tại phiên tòa phúc thẩm
Luật sư Nguyễn Minh Long là đại diện Công ty Luật Dragon thuộc Đoàn Luật sư Hà nội, bào chữa cho bị cáo trong vụ án: Cố ý gây thương tích, tại phiên tòa Phúc thẩm TAND Hà Nội.
Nội dung án vì mâu thuẫn cá nhân mà bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn đã gây nên thương tích cho bị hại Nguyễn Quốc Huy. Tại phiên Tòa, mọi tình tiết của vụ án đã được làm rõ. Tuy nhiên Luật sư bào chữa cho bị cáo Nguyễn Hoàng Sơn thấy rằng. Bị cáo sẽ phải chịu hình phạt về hành vi phạm tội của mình gây ra đó là điều đương nhiên, tuy nhiên nếu ngay từ đầu cơ quan điều tra và Viện kiểm sát thực hiện đầy đủ, đúng quy trình tố tụng cũng như yêu cầu chính đáng của bị cáo thì vụ án sẽ khách quan, đúng pháp luật.
Quan điểm của Luật sư bào chữa:
Thứ nhất: Kết luận giám định thương tích số Bản kết luận giám định pháp y của Trung tâm pháp y – Sở y tế thành phố Hà Nội ngày 17/09/2011 kết luận:
– Kết quả giám định ngày 10/09/2011 tại TTPY Hà Nội
+ Thể trạng chung: nạn nhân tỉnh táo, tiếp xúc bình thường, không khó thở.
+ Thương tích cụ thể: Sẹo vết thương vùng lưng dưới bả vai trái, các cột sống 03cm, vết thương dài 05cm thấu phổi trái, tràn khí, tràn máu màng phổi trái, đã mổ dẫn lưu màng phổi trái, ổn định. Vết sẹo mổ dẫn lưu màng phổi trái khoang liên sườn 5 -6 đã liền. Chụp xquang lồng ngực kiểm tra hình dày dính màng phổi vùng đáy phổi bên trái.
– Căn cứ quy định tiêu chuẩn thương tật liên bộ Y Tế – Bộ LĐTBXH số 12/TT/LB ngày 26/07/1995 kết luận: Vết thương lưng trái, thấu phổi trái, tràn máu tràn khí màng phổi trái đã mổ dẫn lưu màng phổi trái, hiện còn dày dính đáy phổi trái 12%. Có thể là một vật sắc nhọn gây thương tích. Tỷ lệ tổn hại sức khỏe: 12%.
Luật sư cho rằng kết luận giám định thương tích trên là bất lợi cho bị cáo so với quy định tại Thông tư số 12- TTLB ngày 26/07/1995 của liên Bộ y tế – Lao động – Thương binh và xã hội ngày 26/07/1995 Quy định về tiêu chuẩn thương tật và tiêu chuẩn bệnh tật mới. Tại điểm a, khoản 4, chương V di chúng vết thương chấn thương ngực – phổi của Thông tư, đối với trường hợp sau thì tỷ lệ thương tích, tổn hại sức khỏe là 0%: “Diện tích dày dính màng phổi hoặc tổn thương nhu mô phổi chiếm trên ½ diện tích 2 phế trương và nếu:
– Dung tích sống dưới 50% số lý thuyết;
– Dung tích sống trên 50% số lý thuyết”
Do vậy, kết luận giám định 12% chưa phù hợp với hướng dẫn theo thông tư nếu đối chiếu khoản 4, điểm C, nếu áp vào tỉ lệ từ 21%-25% ( vậy để có lợi cho bị cáo thì chỉ được tính 50% có nghĩa (tỷ lệ thương tật chỉ được tính từ 10,5% -12,5%) như vậy theo luật để áp mức thấp nhất và có lợi cho bị cáo chỉ có thể tính 10,5%. Quyền lợi của bị cáo đang bị xâm hại khi kết quả giám định xuất hiện những yếu tố chưa khách quan như trên. Ngoài ra trong quá trình thu thập tài liệu vụ án, luật sư được biết mặc dù Trung tâm giám định pháp y Hà Nội là cơ quan giám định độc lập không trực thuộc bệnh viện Xanhpon, tuy nhiên giám định viên giám định cho người bị hại là bác sĩ thuộc biên chế của bệnh viện, do vậy ngay từ án sơ thẩm gia đình nghi ngờ sự chưa công tâm trong giai đoạn ra kết quả giám định. Với tỷ số giám định hết sức nhạy cảm, đồng thời kết quả giám định không tuân theo Thông tư hướng dẫn, đứng trước giới hạn mong manh vô tội hay có tội phía gia đình, đề nghị giám định vết thương tại viện khoa học hình sự, giám định lại tỷ lệ thương tích của bị hại.
Thứ hai: Cơ quan điều tra đã vi phạm tố tụng, cụ thể, tại phiên tòa ngày 22/04/2011 bị cáo đã không đồng ý với kết quả giám định pháp y. Bị cáo đã đề nghị trả hồ sơ giám định lại tỷ lệ thương tích của bị hại. TAND quân Đống Đa chấp thuận: “ yêu cầu VKSND quận Đống Đa điều tra bổ sung Quá trình điều tra lại Cơ quan điều tra chưa thực sự khách quan, công tâm và thực hiện các yêu cầu của Viện kiểm sát. Cơ quan điều tra căn cứ theo lời trình bày của anh Nguyễn Quốc Huy trình bày là tỷ lệ thương tích mà bị can Nguyễn Hoàng Sơn gây ra cho mình phù hợp với bản Kết luận giám định pháp y của Trung tâm y- Sở y tế Hà Nội và không đề nghị đi giám định lại thương tích. Do vậy không cần thiết phải giám định lại thương tích của anh Nguyễn Quốc Huy, Cơ quan CSĐT – CAQ Đống Đa chuyển lại toàn bộ hồ sơ đến Viện kiểm sát NDQ Đống Đa để giải quyết theo thẩm quyền.” Việc không thực hiện yêu cầu giám định lại của CQĐT đối với yêu cầu giám định lại của VKS như vậy là vi phạm tố tụng (căn cứ theo điều 114- BLTTHS). CQĐT chỉ căn cứ vào lời khẳng định của bị hại để cho rằng kết luận giám định là đúng, phù hợp với tỷ lệ thương tích của bị hại là không có căn cứ, vi phạm tố tụng. Đây là một việc thể hiện sự thiếu khách quan và công tâm của Cơ quan điều tra không quan tâm gì đến quyền lợi của bị cáo.
Cuối cùng Luật sư bào chữa đề nghị tòa tuyên hủy án sơ thẩm, trả lại hồ sơ giao cho Viện kiểm sát để điều tra lại theo thẩm quyền.
CÔNG TY LUẬT TẠI HÀ NỘI