Luật sư Hà Nội tư vấn về luật lao động liên quan đến trách nhiệm của Công Đoàn
Xin chào luật sư Hà Nội. Tôi có sự việc như sau, tôi là chủ tịch Công Đoàn, tôi muốn tìm luật sư giỏi để hỏi sự việc dưới đây Công Đoàn đúng hay sai.
Nội dung như như bên dưới ạ, rất mong luật sư tư vấn giúp ạ. “Chào Đ/c Nga, – Tôi là người trực tiếp giao việc cho đ/c, đầu tiên tôi giao cho đ/c nhiệm vụ đến cty lúc 14h đến 17h để hỗ trợ công tác nấu ăn, đồng chí nêu lý do “trông con” nên tôi đã giao cho đồng chí từ 16h đến 17h30, đồng chí đã xác nhận. Đ/c đến cty 16h35 về 17h15. Lỗi của đ/c là không đảm bảo thời gian, thiếu trách nhiệm với công việc, tham gia chống chế. – Tôi là CT.Công Đoàn, Đ/c đang trong tổ chức Công Đoàn, vì vậy tôi có quyền phân công và điều động đồng chí. Việc tôi yêu cầu đ/c viết bản tường trình đồng chí bỏ ra ngoài là không chấp hành chỉ thị của cấp trên. – Trong buổi làm việc với P.HCNS đ/c luôn tìm lý do thoái thác trách nhiệm và không chấp nhận sự phân công là hoàn toàn sai sự thật vì đồng chí đã xác nhận công việc khi giao việc, đ/c nói tôi đồng ý cho phép đ/c ra ngoài khi viết bản tường trình là hoàn toàn sai sự thật. Ở những điiểm này tôi còn đánh giá đ/c thiếu trung thực. – Công việc của đ/c là do tôi trực tiếp giao việc và nằm trong quyền hạn của tôi, đ/c không được lấy lý do là chưa ký tên xác nhận nên thoái thác trách nhiệm. – Luật lao động 2012, chương XIII (Công Đoàn), Điều 188 (Vai trò của tổ chức Công Đoàn trong quan hệ lao động): Giám sát thực hiện nội quy lao động. – Luật Công Đoàn 2012, Chương II, Mục 1 ( Quyền, trách nhiệm của Công đoàn) : Giám sát thực hiện nội quy lao động. – Nội quy lao động công ty ABC, Chương VIII, điều 51, mục 3 (hình thức kỷ luật khiển trách bằng lời nói hoặc văn bản): một lần không chấp hành sự phân công điều động của cán bộ quản lý trực tiếp mà không có phản hồi hoặc phản hồi nhưng không được chấp nhận. – Công Đoàn có quyền đề xuất với người sử dụng lao động xử lý kỷ luật khi phát hiện thấy người lao động có biểu hiện vi phạm nội quy , quy chế làm ảnh hưởng đến lợi ích tập thể. (Người lao động ở đây là cả đoàn viên và không phải đoàn viên) – Xét thấy mặc dù là nhân viên trong công ty đã lâu nhưng Đ/C Nga chưa bao giờ tham gia các hoạt động do công ty và công đoàn tổ chức, khi được phân công luôn tìm lý do chống chế. – Việc tôi đề xuất công ty xử lý kỷ luật đồng chí là nằm trong quyền hạn của tôi ” Rất mong văn phòng luật sư tư vấn trả lời.
Cám ơn bạn đã lựa chọn Công ty Luật Dragon để gửi nội dung tâm thư câu hỏi. Thay mặt cho Ban pháp chế, luật sư tư vấn online trả lời bạn như sau;
1. Ông chủ tịch công đoàn không phải là người quản lý bà Nga, bởi trong quan hệ này, ông Chủ tịch công đoàn chỉ là người được đoàn viên bầu lên để tham gia bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các đoàn viên. Người quản lý phải được hiểu là người sử dụng lao động, người được người sử dụng lao động phân công nhiệm vụ quản lý (trưởng phòng, đội trưởng….)
Ông đang nhầm lẫn khái niệm trên.
2. Việc không tham gia các hoạt động của Công đoàn, bản thân Công đoàn Công ty có thể ra quyết định xử lý kỷ luật bà Nga hoặc tiến hành các hình thức khác quy định tại khoản 3 điều 30 luật Công Đoàn 2013.
Nếu bà Nga không tham gia hoạt động của Công ty thì người sử dụng lao động nếu thấy có căn cứ sẽ ra quyết định xử lý kỷ luật. Việc Công đoàn kiến nghị Công ty xử lý Công đoàn viên là không đúng quy định của pháp luật.
Nội dung tư vấn trực tuyến có giá trị pháp lý ở thời điểm hiện tại được điều chỉnh tại các văn bản pháp luật hiện hành.
Thông tin chi tiết vui lòng liên hệ Tổng đài tư vấn Luật sư tại Hà Nội – 1900 599 979. Quý khách sẽ được giải đáp thắc mắc sớm nhất.
Trân trọng!