Luật sư nói về Vụ Muaban24
Luật sư Văn phòng luật sư Dragon – Những ngày vừa qua, sau khi báo Dân trí đăng tải loạt bài phản ánh về vấn đề mua bán gian hàng điện tử trên trang mạng muaban24.vn của Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo bạn đọc.
Cùng thời điểm này, kênh VTV1 cũng có một số phóng sự về việc kinh doanh trên khiến dư luận xã hội hết sức quan tâm. Trước vấn đề nóng bỏng trên, để có một cái nhìn khách quan, toàn diện, PV Dân trí đã có cuộc trao đổi với Luật sư Trương Anh Tú – Trưởng Văn phòng luật sư TAT (Đoàn luật sư thành phố Hà Nội) dưới góc nhìn pháp lý.
Ông có đánh giá như thế nào về việc kinh doanh gian hàng điện tử trên trang muaban24.vn?
Theo dõi rất sát những thông tin mà báo chí phản ánh về việc kinh doanh gian hàng điện tử trên trang mạng muaban24.vn bản thân tôi nhận định cách thức tiến hành kinh doanh mặt hàng (gian hàng điện tử) này là dạng biến tướng của loại hình kinh doanh đa cấp không lành mạnh đã từng gây bức xúc xã hội trong một thời gian dài. Có khác chăng thì chỉ ở hình thức mặt hàng ban đầu mà những người muốn là thành viên của mạng lưới phải bỏ tiền ra mua.
Ở hình thức bán hàng đa cấp, người muốn trở thành thành viên của mạng lưới phải mua một món hàng thật, còn mua gian hàng điện tử trên mạng muaban24.vn người mua phải bỏ một số tiền để mua một món hàng ảo.
Tuy nhiên, mục đích cuối cùng của hai loại hình kinh doanh này đều có một điểm chung đó là mua hàng hóa chỉ là phụ, lôi kéo được nhiều người tham gia vào các mạng lưới để chia số tiền ban đầu mà người mới phải nộp cho những người môi giới, cấp trên trong mạng lưới là mục đích cuối cùng, sản phẩm hàng hóa mới không hề được tạo ra.
Đối tượng mà cả hai loại hình kinh doanh trên hướng tới đều là những người nhẹ dạ, cả tin như nông dân, sinh viên, những người không công ăn việc làm… những người hiểu biết và có sự phân tích sự việc rất hạn chế nhưng lại muốn làm giàu nhanh chóng.
Những hành vi mua bán trên của công ty thì có vi phạm quy định pháp luật nào không?
Được biết website Muaban24.vn của Công ty Cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến tự xưng là “sàn thương mại điện tử” nhưng chưa hề được cấp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này, điều đó đã vi phạm quy định của pháp luật về đăng ký ngành nghề kinh doanh. Hơn nữa, trong hoạt động mua bán gian hàng điện tử trên trang website các nhân viên tiếp thị của công ty thường đưa ra những lợi ích hấp dẫn (mà thực tế không bao giờ có) để lôi kéo những người có hiểu biết hạn chế tin và mua gian hàng điện tử. Người mua phải bỏ ra một số tiền mặt tương đối cao để mua gian hàng ảo nhưng lại không có hóa đơn chứng từ…
Tất cả những hành vi nêu trên của phía Công ty Cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến có dấu hiệu của “Tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản” quy định tại Điều 139 Bộ luật hình sự năm 1999 được sửa đổi bổ sung năm 2009, theo đó: “Người nào bằng thủ đoạn gian dối chiếm đoạt tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm…”.
Thời gian qua có rất nhiều người dân vì tin vào việc có thể giàu lên nhanh từ việc mua bán gian hàng điện tử mà vay mượn tiền, cầm cố tài sản để có tiền tham gian mạng lưới, từ đó dẫn tới tình trạng nợ nần, thậm chí vỡ nợ. Vậy, theo ông đâu là giải pháp để giải quyết triệt để vấn đề nhức nhối nêu trên?
Có thể nhận thấy rằng, đối tượng nhắm tới của các nhân viên tiếp thị mua bán gian hàng điện tử trên Website: muaban24.vn phần lớn là những người nông dân, công nhân, những người thất nghiệp. Những đối tượng này thường có hiểu biết và sự phân tích sự việc hạn chế, do vậy họ rất nhẹ dạ cả tin, bị ảnh hưởng tâm lý đám đông nên dễ bị lôi kéo dụ dỗ tham gia vào mạng lưới của công ty trên.
Thiết nghĩ, để chấn chỉnh và không để có thêm nhiều người dân rơi vào cảnh “vỡ nợ” khi nhẹ dạ cả tin tham gia vào mạng lưới mua bán gian hàng điện tử thì về phía cơ quan chức năng cần nhanh chóng việc cuộc điều tra về việc kinh doanh như trên. Trong trường hợp có dấu hiệu của tội phạm thì cần khẩn trương khởi tố các cá nhân có hành vi có dấu hiệu tội phạm.
Về phía chính quyền địa phương cần phát huy hơn nữa vai trò của mình nhằm tuyên truyền, phổ biến, làm rõ cho bà con về bản chất của loại hình kinh doanh không lành mạnh trên. Từ đó tránh bị lôi kéo, dụ dỗ.
Cơ quan chức năng cần có chế tài xử phạt thật nặng đối với những Công ty cố tình phớt lờ những quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh, lợi dụng sự kém hiểu biết của người dân để trục lợi. Không để “bóng ma” bán hàng đa cấp một lần nữa tái diễn gây nhức nhối trong xã hội.
Tâm thư cảnh tỉnh của một hội viên Muaban24
Sau khi Dân trí đăng tải các bài viết liên quan đến hoạt động của Muaban24, một “hội viên” của Muaban24 đã đến tòa soạn phản ánh những tâm tư của mình về mạng lưới này và mong các “hội viên” dừng việc lôi kéo người tham gia.
Theo anh T., là một người có học, chỉ sau một tuần tham gia, anh đã nhận ra mô hình hoạt động của Muaban24 là trái khoáy và không tạo ra giá trị nào cho xã hội. Chính vì vậy anh quyết định không lôi kéo, mời gọi ai tham gia mặc dù cá nhân anh đã bỏ ra hàng chục triệu đồng để mua những gian hàng ảo của Muban24.
Theo tính toán của anh T, với số “hội viên” lên tới hàng vạn người, và trung bình mỗi người mua 2 gian hàng thì con số tiền mà mạng lưới của Muaban24 thu được lên tới hàng trăm tỷ đồng, trong đó “đầu não” của tổ chức này thu được khoảng 40% của con số đó.
Trong bức thư muốn gửi tới những “hội viên” của Muaban24 và những người đang có ý định tham gia hoặc bị những lời thuyết phục đường mật của các “hội viên”, anh T. muốn cảnh tỉnh những người đã tham gia đừng vì lợi ích của mình mà làm hại tới người khác. Anh cũng kêu gọi những “nạn nhân tiềm năng” tỉnh táo và tự bỏ ý định tham gia vào mạng lưới này.
Là một kỹ sư từng làm việc ở khu vực Tây Nguyên, thấu hiểu sự khó khăn của đồng bào nơi đây, nên khi đọc những thông tin về hàng trăm nông dân Tây Nguyên nợ nần, khuynh gia bại sản và chứng kiến nhiều sinh viên, nông dân… vẫn tiếp tục tìm đến Muaban24, anh T. quyết định lên tiếng.
“Tôi là một thành viên của Muaban24 từ tháng 9/2011 do một người bạn giới thiệu.
Sau khi tham gia một tuần, tôi mới hiểu ra mô hình kinh doanh này rất phi thực tế và trái với những quy luật kinh tế.
Với 5,2 triệu đồng, nếu bỏ ra mua một cái tivi thì bạn sẽ có một sản phẩm phục vụ cho cuộc sống. Cũng với 5,2 triệu đồng đem gửi vào ngân hàng, bạn vẫn bảo toàn được gốc và có lãi.
Nhưng ở Muaban24 này, khi bạn bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua gian hàng mà nếu bạn không tham gia nữa bạn sẽ mất vĩnh viễn.
Chính vì sợ mất vĩnh viễn số tiền đã bỏ ra, nên những người tham gia trước dù đã biết bản chất của Muaban24 những vẫn cố lôi kéo những người tiếp theo tham gia vào.
Là một nạn nhân của Muaban24, sau khi hiểu bản chất thực của nó nên tôi đã không giới thiệu ai.
Hôm nay, tôi có đi qua trụ sở của Công ty ở Mỹ Đình, tôi thấy rất đông sinh viên, nông dân vẫn tìm đến Muaban24. Có nghĩa là còn nhiều người sẽ trở thành nạn nhân của Muaban24.
Vì vậy, tôi viết thư này mong cảnh tỉnh những người đã tham gia đừng vì lợi ích của riêng mình mà làm hại những người khác. Còn những người chưa tham gia hãy tỉnh táo và bỏ ý định tham gia vào Muban24 đi”.
Cũng trong thời gian này, Dân trí nhận được hàng nghìn bình luận của độc giả, cùng hàng chục lá thư điện tử gửi tới tòa soạn những mong cảnh tỉnh cộng đồng, cũng như phê phán mô hình hoạt động mà họ cho là lừa đảo tinh vi của Muaban24.
Muaban24 là “sàn thương mại điện tử” vô thừa nhận
Theo tìm hiểu của Dân trí, website Muaban24.vn của Công ty Cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến tự xưng là “sàn thương mại điện tử” nhưng chưa hề được cấp đăng ký hoạt động trong lĩnh vực này.
Liên quan đến việc rất nhiều nông dân ở Đăk Lăk khuynh gia bại sản vì tham gia mua gian hàng và trở thành “hội viên” của “sàn thương mại điện tử” Muaban24 (còn có tên là MB24, của Công ty Cổ phần đào tạo mua bán trực tuyến), PV Dân trí đã tiến hành xác minh và được biết: website muaban24.vn chưa hề được cấp đăng ký sàn thương mại điện tử như công bố trên website và các “hội viên” của mạng lưới này rêu rao.
Từ giữa năm 2011, website muaban24.vn được mở ra dưới danh nghĩa sàn giao dịch thương mại điện tử (TMĐT). Với những hoạt động truyền thông, hội thảo, các khóa học đào tạo rình rang, sàn muaban24.vn đã gây được sự chú ý và nhanh chóng phát triển hệ thống hội viên lên tới hàng vạn người, với hệ thống chi nhánh ở hầu hết các tỉnh thành cả nước.
Song song với sự phát triển “siêu tốc” đó, thời gian qua trên các diễn đàn, các mạng xã hội số lượng ý kiến chỉ trích, phê phán và “tố” sàn giao dịch này có nhiều hoạt động thiếu minh bạch, với dấu hiệu phát triển mạng lưới theo mô hình đa cấp và thu tiền mặt từ việc bán gian hàng ảo trên website.
Báo Dân trí nhận được rất nhiều đơn thư bạn đọc từ cảnh báo đến tố cáo mô hình hoạt động của hệ thống này. Theo các nội dung tố cáo, mặc dù lấy danh nghĩa TMĐT, tức dựng lên một “chợ” kinh doanh qua mạng, nhưng muaban24 đã tổ chức bán gian hàng theo mô hình đa cấp để thu tiền mặt.
Theo đó, mỗi người khi tham gia “dự án” của muaban24 sẽ phải bỏ ra 5,2 triệu đồng để mua một gian hàng ảo. Ngoài việc được quyền đăng tin mua, bán trên gian hàng ảo đó, người mua gian hàng sẽ trở thành hội viên của muaban24, và cơ hội kiếm tiền mở ra với họ bằng cách chèo kéo người khác mua gian hàng để hưởng 1,5 triệu đồng trong số 5,2 triệu đồng mà người mua gian hàng nộp vào muaban24. Không chỉ như vậy, nếu hội viên phát triển được 2 nhánh, mỗi nhánh có 99 gian hàng thì sẽ được nâng bậc VIP và được thưởng gần 100 triệu đồng trực tiếp. Ngoài ra, hội viên này còn được hưởng phần trăm gián tiếp nếu những người dưới họ lôi kéo được người khác mua gian hàng.
Với mô hình như vậy, có thể thấy số tiền 5,2 triệu đồng mà một người bỏ ra mua gian hàng sẽ được phân chia theo mô hình đa cấp cho các hội viên trong nhánh, và đương nhiên là một phần không nhỏ thuộc về chủ sở hữu website. Một điều đáng đặt dấu hỏi là, trong số những hội viên có gian hàng tại Muaban24, rất nhiều người là sinh viên, công nhân, người thất nghiệp và không có nhu cầu bán hàng qua mạng, tức không có nhu cầu mua gian hàng để bán sản phẩm.
Để hiểu thêm về “luật chơi” của muaban24, PV Dân trí đã tìm tới Công ty Công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến (chủ website muaban24.vn), có trụ sở tại các ngôi biệt thự thuộc lô 4 C8 Mỹ Đình 1 (Từ Liêm, Hà Nội). Trước cửa công ty là hàng trăm “hội viên” nhốn nháo ngồi hàng nước. Gặp lễ tân để hỏi về thủ tục mua gian hàng và gia nhập “sân chơi” muaban24, PV nhận được câu trả lời: “Muốn được nghe tư vấn về dự án của công ty, anh phải được một hội viên của công ty giới thiệu”. Cũng có nghĩa, yêu cầu mua gian hàng trực tiếp của PV bị từ chối. Tiếp cận với một hội viên của muaban24, chúng tôi nhận được lời tư vấn không khác gì các nội dung đơn thư mà bạn đọc phản ánh như đã nêu.
Trước đó, PV đã nhiều lần gọi điện tới số máy của Công ty cổ phần Đào tạo mua bán trực tuyến. Hai lần hiếm hoi có người nhấc máy, nhân viên trả lời điện thoại của công ty này đều trả lời các lãnh đạo công ty đang bận nên không thể tiếp báo chí và sẽ thông báo lại khi lãnh đạo sắp xếp được thời gian. Tuy nhiên cả hai lần lời hẹn “thông báo lại” đều chìm vào quên lãng. Ngay thời điểm PV báo Dân trí đến công ty này, chiếc điện thoại trên bàn lễ tân cũng reo nhưng không có người nhấc máy mặc dù hai nhân viên lễ tân vẫn ngồi ở vị trí có thể trả lời điện thoại.
PV Dân trí đã liên hệ với Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin để cung cấp thêm thông tin và tìm câu trả lời cụ thể đối với hoạt động của muaban24, có những biểu hiện giống như mô hình đưa ra trong cảnh báo này. Trao đổi với PV, bà Nguyễn Thị Minh Huyền – Chánh Văn phòng Cục chỉ cho biết: Quan điểm của Cục về vấn đề này đã được đưa ra đầy đủ trong thông tin khuyến cáo đưa ra vào ngày 16/4, nếu báo chí quan tâm có thể dẫn lại thông tin đưa ra trong thông cáo báo chí. Bà Huyền cũng nói Cục không đi sâu vào từng vụ việc cụ thể.
Ông Nguyễn Mạnh Hùng – Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hội Tiêu chuẩn và Bảo vệ Người tiêu dùng cho biết: “Việc lập ra sàn giao dịch trên mạng được hiểu là địa điểm để người cần mua – cần bán gặp nhau. Nếu người lập ra chuyển nhượng cho người khác, hoặc môi giới, kiếm lời hoa hồng đều là những dấu hiệu biến tướng. Vì không hiểu biết hoặc chỉ quan tâm đến lợi ích khi nhận được tư vấn, rất nhiều người tiêu dùng đã bị móc túi mà không hay biết…”.
Đánh giá cao lời cảnh báo kịp thời của Bộ Công thương, tuy nhiên ông Nguyễn Mạnh Hùng cũng kiến nghị các cơ quan chịu trách nhiệm quản lý và cấp phép kinh doanh gia dịch TMĐT: Khi đã cho phép sàn giao dịch TMĐT hoạt động, các cơ quan phải tăng cường công tác quản lý đi kèm với những khuyến cáo dành cho người tiêu dùng. Khi người tiêu dùng đã lên tiếng, cơ quan quản lý cần vào cuộc kiểm tra để làm rõ mọi nghi ngờ. Nếu cảm thấy quyền lợi của người tiêu dùng bị xâm hại, cơ quan quản lý cũng phải tính đến phương án thu hồi giấy phép kinh doanh của các sàn giao dịch TMĐT hoạt động trái với giấy phép.
Trong cuộc trao đổi với PV hồi tháng 5/2012, Chủ tịch Hiệp hội TMĐT (VECOM) Lê Danh Vĩnh – nguyên Thứ trưởng Bộ Công thương, người có nhiều đóng góp cho sự phát triển TMĐT tại Việt Nam – cho biết: Khi còn làm Thứ Trưởng Bộ Công thương, tôi có nghe được thông tin này kia về hoạt động kinh doanh của sàn thương mại điện tử muaban24. Tôi có giao cho Cục Quản lý cạnh tranh làm việc với sàn muaban24. Tôi cũng khuyên sàn muaban24 làm việc với cơ quan quản lý về mặt nhà nước hoạt động bán hàng đa cấp tại Việt nam.
Mỗi hoạt động kinh doanh đều có những thế mạnh và hạn chế nhất định. Dựa theo luật cạnh tranh, hoạt động bán hàng đa cấp là loại hình kinh doanh nhà nước không cấm. Vấn đề là hoạt động này cần được quản lý để không tổn hại quyền lợi của người tiêu dùng. Nếu hoạt động kinh doanh có hành vi sai phạm cần phải đưa ra chứng cứ để Cục Quản lý cạnh tranh dựa trên các điều luật mới có thể đưa ra được kết luận chính thức…”.
Theo tìm hiểu của PV Dân trí, đến nay, mặc dù xưng danh “sàn thương mại điện tử” đã hơn một năm, Muaban24 chưa hề được cấp phép, đăng ký TMĐT. Để làm rõ thêm quy định trong lĩnh vực này, PV đã trao đổi với ông Nguyễn Văn Phi – Giám đốc Công ty Luật SPVN (Hà Nội). Ông Phi cho biết: Theo quy định tại Điều 10 tại Thông tư số 46/2010/TT-BCT ngày 31/12/2010, quy định trách nhiệm của thương nhân, tổ chức cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT: “Thương nhân phải có trách nhiệm đăng ký cung cấp dịch vụ sàn giao dịch TMĐT theo quy định của pháp luật”.
Danh sách website được cấp giấy phép sàn giao dịch được thể hiện rõ trên Hệ thống quản lý website TMĐT Việt Nam (thuộc Bộ Công thương) cũng không hề ghi tên muaban24, MB24 hay công ty chủ quản của website này: www.dangkywebsite.gov.vn/vn/websites/index.html
Căn cứ trên vào thông tin trên website muaban24.vn, có thể khẳng định sàn giao dịch thương mại điện tử Muaban24 chưa được đăng ký theo quy định của pháp luật. Do đó, việc sử dụng tên Sàn giao dịch thương mại điện tử trên website là không đúng quy định của pháp luật và gây niềm tin sai lầm cho người sử dụng website này.
Bình luận về dấu hiệu mạng lưới hoạt động theo mô hình đa cấp của Muaban24, ông Phi cho biết: Hình thức kinh doanh và phân chia hoa hồng, tiền thưởng hoặc lợi ích kinh tế khác của Muaban24 tương tự với hình thức bán hàng đa cấp. Tuy nhiên, để có thể kinh doanh được theo hình thức này ngoài việc xin Giấy phép kinh doanh bán hàng đa cấp thì sản phẩm kinh doanh ở đây phải là hàng hóa chứ không phải dịch vụ – Theo Điều 3, nghị định 110/2005/NĐ-CP. Hàng hóa, theo định nghĩa được ghi trong Luật thương mại năm 2005, bao gồm: (a) Tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và (b) Những vật gắn liền với đ
Hàng loạt nông dân vỡ nợ vì mua “gian hàng điện tử” MB24
Chưa một lần biết đến máy vi tính nhưng vì nhẹ dạ, nhiều nông dân chân lấm tay bùn liều mua “gian hàng điện tử” để rồi gánh lấy nợ nần.
Chồng chị Huệ “mù” vi tính, mua 2 gian hàng
“Tiện ích” chưa đến, nợ chẳng chịu đi
Thay vì bỏ tiền mua hàng thật, hàng trăm người tiêu dùng tại Đắk Lắk đã mua “gian hàng điện tử” (GHĐT) với giá 5,2 triệu đồng/gian, để được kết nạp làm hội viên của Cty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến (MB24).
Người dân xã Ea Ô, huyện Ea Kar ngạc nhiên thấy chồng chị Nông Thị Huệ mua cả 2 GHĐT dù không biết gì về vi tính. Chị Huệ than: Chồng em cầm tiền đi trả nợ, bị người ta dụ mua 2 GHĐT trên mạng. Em bảo bị lừa rồi nhưng không tin. Nhà chỉ có 2 sào đất, mấy con vịt, bán gì được trên đó?
Bùi tai với chiêu tiếp thị “trao tiện ích, nhận thành công”, mong làm giàu nhanh chóng, chị Trần Thị Dung (thôn 9, xã Ea Ô) cũng vay nóng mua 2 GHĐT. Đến nay, nợ cả gốc và lãi trên 14 triệu đồng, trong khi nhà chẳng có gì đáng giá ngoài chiếc tivi.
Ở cùng xã, gia đình anh Dương Hoàng Cường cũng mua 3 GHĐT, giờ đành “ngậm đắng nuốt cay” không biết dùng để làm gì, bán lại thì không ai mua.
Nghe giới thiệu, nếu lên “VIP” mỗi tháng kiếm được cả trăm triệu đồng, bà Đ.T.C (phường Thống Nhất, TX Buôn Hồ) mua tới 5 GHĐT. Bà C chỉ nhớ mỗi tên đăng nhập “thangloi1”, không nhớ mật khẩu, khoản máy tính thì bà bó tay vì suốt ngày chỉ biết nuôi heo.
Mỗi gian hàng điện tử giá 5,2 triệu đồng
Mỗi gian hàng điện tử giá 5,2 triệu đồng.
“Nghe họ nói giống như bị bỏ bùa mê, sẵn tiền 30 triệu mới bán đàn heo tui mua 5 gian. Thấy tui định bỏ cuộc vì lâu không giới thiệu được người mua, Cty gọi điện giụcPhía chân ảo của chị đã lên 50 triệu để động viên tui tiếp tục. Tui lên Cty trả gian hàng họ nói không trả được, chỉ có thể bán lại cho người khác”, bà C cho hay.
Tù mù phép “nhị phân cấp tiến…”
Được biết, trụ sở chính của MB24 đóng tại Lô 4 (khu biệt thự C8, Mỹ Đình 1, Từ Liêm, Hà Nội- trang điện tử www.muaban24.vn); tại Đắk Lắk, MB24 có 2 chi nhánh ở buôn Suk (xã Ea Đar, huyện Ea Kar) và TP Buôn Ma Thuột (tại A8, khu Hiệp Phúc, phường Tân Lợi).
Theo MB24, cách chia thưởng hoa hồng cho khách hàng mua GHĐT được tính theo hệ “nhị phân cấp tiến bất đồng đẳng”. Theo đó, người giới thiệu trực tiếp sẽ được hưởng 1,5 triệu đồng và hưởng gián tiếp 320 nghìn đồng mỗi cặp từ nhánh dưới.
Khi mỗi nhánh đủ 99 cặp GHĐT người sở hữu GHĐT cấp 1 sẽ trở thành VIP – phần hoa hồng tương đương trên 111 triệu đồng. Và sau đó là VIP 1, VIP 2, VIP 3…
“Theo tôi, việc mua bán này có dấu hiệu không bình thường. Người ta bỏ ra 5,2 triệu đồng nhưng không có chứng từ, cũng không mang lại lợi ích thiết thực. Tại xã đã phát hiện 16 trường hợp mua GHĐT, chủ yếu là nông dân nghèo không biết gì về máy vi tính”, ông Bùi Trọng Lực – Trưởng công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar cho hay.
Ông Đặng Anh Tuấn, Giám đốc chi nhánh MB24 tại Buôn Ma Thuột cho rằng: Cty chỉ kinh doanh dịch vụ, không phải là hoạt động bán hàng đa cấp, do đó không có hóa đơn kê khai. Hội viên được hưởng lợi từ việc giới thiệu các hội viên mới, Cty không trả lương. Các gian hàng điện tử không phải là ảo, chẳng qua do hội viên… chưa có nhu cầu sử dụng (!?).
Nông dân nghèo – Muaban24 và những chuyện cười ra nước mắt
“Tiệc khoảng 3 mâm, mời khoảng trên 30 người. Làm mấy anh em vào rồi thì càng tin, ai chưa vào thì củng cố lòng tin…”, một nông dân chua xót kể về bữa tiệc khao “lên VIP” của một hội viên Muaban24, bước ngoặt khiến anh bước vào mạng lưới này.
“Làn sóng văn minh thương mại điện tử” tràn về xã Ea Ô (Ea Kar, Đăk Lăk) với nhiều ý niệm mới mẻ và những lời đường mật rót vào tai những người dân nghèo cả đời chưa biết đến cái máy tính nơi đây.
Từ người mổ heo, đến người đi rẫy đều không khỏi chao chạnh trước sự xuất hiện của một phương pháp làm ăn mới, cùng những lời cam kết nếu làm tốt sẽ kiếm hàng trăm triệu chỉ sau vài tháng tham gia. Nhiều người đã vay tiền mua gian hàng của Muaban24, và đó cũng là điểm khởi đầu của những hệ lụy buồn.
Nông dân nghèo – Muaban24 và những chuyện cười ra nước mắt
Vợ chồng anh Dương Hoàng Cường, thôn 11, xã Ea Ô, Ea Kar, Đắk Lắk chỉ biết mổ heo bán ở chợ cũng mua 3 “GHĐT” MB24.
“Số tiền này vợ chồng tôi ky cóp cho con đi học, một phút nhẹ dạ nghe tiếp thị MB24 lôi kéo mua gian hàng rồi sẽ mua hàng rẻ trên đó cả đời, tin theo giờ mất trắng 12.600.000” đồng…”, anh Dương Hoàng Cường, thôn 11, xã Ea Ô, Ea Kar, Đắk Lắk nói.
Vợ chồng anh Cường quanh năm chỉ biết mổ heo đem chợ bán mất trắng 12.600.000 đồng vì mua 3 “gian hàng điện tử” MB24 (GHĐT). Anh cho biết mỗi gian là 5,2 triệu đồng, sau khi trừ các khoản anh đóng vào 12.600.000 đồng để mua 3 gian.
Anh Cường bần thần nhớ lại: “Khi đó nhân viên môi giới dẫn đi gặp một số chị em là người đồng bào dân tộc thiểu số đã mua “GHĐT”, số chị em này bảo làm ăn được, nếu mua gian hàng trung bình mỗi ngày được triệu hoặc hơn triệu. Thấy các chị em là người đồng bào dân tộc thiểu số mà làm được như vậy tôi cũng tham gia đăng ký mua. Ý định ban đầu của tôi là mua 1 “GHĐT” nhưng tiếp thị MB24 bảo mua ít nhất là 3 “GHĐT” rồi sẽ hỗ trợ thêm cho đủ 99 “GHĐT” để nhanh lên “VIP”.
“Các tiếp thị MB24 nói khi đăng ký mua “GHĐT” rồi thì cần mua hàng gì gọi điện thoại sẽ có người mang hàng đến, hàng trên đó rẻ gần một nửa. Nghe vậy tôi “kết” quá. Sau khi đăng ký mua 3 “GHĐT” nhưng không mua được hàng hóa trên đó tôi liền điện thoại hỏi một tiếp thị MB24 thì được trả lời 12.600.000 đồng mua 3 “GHĐT” của anh chẳng qua chỉ thuê gian hàng thôi chứ anh chưa có tài khoản. Nếu muốn có tài khoản anh phải giới thiệu thêm khách. Cứ giới thiệu được một khách anh sẽ được 1,5 triệu đồng. Sau đó tôi cũng chẳng giới thiệu được ai, bật tỉnh mình đã bị lừa”, anh Cường tiếc của.
Để tăng tính thuyết phục, một tiếp thị MB24 tên T. (xã Cư Yang, Ea Kar) còn mở tiệc mời anh em đến “chiêu đãi” với lý do lên “VIP” chỉ sau 3 tháng được 110 triệu đồng. “Khoảng 3 mâm, mời khoảng trên 30 người. Làm mấy anh em vào rồi thì càng tin, ai chưa vào thì củng cố lòng tin…”, anh Cường nói.
Ông Chu Văn Khang năm nay đã 48 tuổi, quanh năm chỉ quen tay làm rẫy, nhà tít xa trong thôn 5B, xã Ea Ô (Ea Kar, Đắk Lắk), từ trung tâm xã Ea Ô vào đến nhà ông cũng gần cả giờ đồng hồ. Dân cư ở đây thưa thớt, nhà cách nhà đến vài trăm mét, không có internet, ông Khang hoàn toàn không biết gì về bán hàng trên mạng, thế nhưng, vì nhẹ dạ ông “vay nóng” 4 triệu đồng mua một “GHĐT”, lãi suất đến 9%, mỗi tháng trả lãi hơn 300.000 đồng.
Ông kể: “Nghe tiếp thị bảo bác cứ sang đây kiếm tiền dễ lắm, nhanh lắm. Nghe nói vậy tôi cũng xiêu lòng. Cô bé tiếp thị bảo mua “GHĐT” rồi mình muốn mua cái gì trong “GHĐT” thì ấn vào đó như một cái xe máy, hàng hóa các loại…. sẽ có người mang về đến tận nhà”.
Ông Khang cho biết, một gian 5,2 triệu đồng, nhưng trừ các khoản rồi ông đóng 4 triệu đồng mua một “GHĐT”, sau đó ông cũng đi giới thiệu thì bà con nói không tham gia được, rồi Công an xã Ea Ô thông báo là đã bị lừa.
“Tôi nghĩ mình đã bị lừa chứ giờ lại đi giới thiệu người khác mắc mưu tiếp thì mang tội nên tôi nghỉ luôn”, ông Khang thức tỉnh.
“Lâu quá không thấy tui liên lạc con bé tiếp thị cứ điện giục kiếm người đưa vào mua gian hàng để kiếm tiền nhưng tui bảo không đi làm nữa. Nó thuyết phục bây giờ bác đi gây dựng đi, sau này mình là người đầu tiên sẽ giúp những người khác có gian hàng như mình. Cứ lên được 100 gian hàng thì có cả trăm triệu đồng”, ông Khang nói về cách thuyết phục của tiếp thị.
Ông Khang còn cho biết, thôn 7A, 7B xã ông có người bán mấy tấn thóc, vay đến 12 triệu tiền “nóng” để mua mấy gian hàng rồi trả lãi ngắc ngoải, vụ việc vỡ lở chỉ biết kêu trời, gia đình lâm vào cảnh nợ nần rồi sứt mẻ tình cảm.
Ở xã Ea Ô, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) còn có trường hợp chồng chị Nông Thị Huệ mua cả 2 “GHĐT” dù không biết gì về vi tính. Số tiền bán đất được định trả nợ, chồng chị Huệ đem đi mua 2 “GHĐT”, bây giờ không có tiền trả nợ, nợ nần lại chồng chất.
Lọt tai chiêu tiếp thị “trao tiện ích, nhận thành công”, mong làm giàu nhanh chóng, chị Trần Thị Dung (thôn 9, xã Ea Ô) cũng “vay nóng” mua 2 “GHĐT” trong khi gia tài không có đáng giá ngoài chiếc ti vi.
Ông Võ Huy Khôi – Phó Chủ tịch UBND xã Ea Ô, huyện Ea Kar, Đắk Lắk cho biết việc mua bán của MB24 là bất bình thường, không thực tế. “Xã đang tích cực tuyên truyền, vận động bà con trong xã không tham gia mua bán “GHĐT” của Công ty Cổ phần Đào tạo Mua bán trực tuyến, không nghe theo lời giới thiệu mua “GHĐT” của các tiếp thị MB24 nhằm hạn chế đến mức tối thiểu thiệt hại cho bà con nông dân”, ông Khôi nói.
Van phong luat su Dragon – Luat su ha noi – Luat su viet nam – Dich vu luat su bao chua – Luat su tham gia tranh tung