Luật sư phải chịu trách nhiệm với kết quả tư vấn cho khách hàng
Luật sư cần quan tâm đến việc bảo vệ mình trong qua trình hành nghề. Hoạt động của Luật sư chủ yếu chịu sự điều chỉnh bởi các quy định của pháp luật, Điều lệ Liên đoàn Luật sư và quy chế nội bộ của đoàn Luật sư Quy tắc Đạo đức, Ứng xử nghề nghiệp Luật sư,hợp đồng dịch vụ pháp lý giữa Luật sư và khách hàng. Khi vi phạm các quy định trên, Luật sư có nguy cơ phải chịu trách nhiệm và đây không phải là rủi ro mang tính chất lý thuyết mà ngày càng trở thành rủi ro có tính chất thực tế. Để bảo vệ tốt nhất quyền lợi của khách hàng, Luật sư cũng cần phải bảo vệ chính mình. Về cơ bản trách nhiệm của Luật sư bao gồm :
- Xử lý kỷ luật của Đoàn Luật sư :
Đoàn Luật sư là nơi Luật sư thành viên có thể áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với Luật sư vị phạm. Các hình thức xử lý kỷ luật bao gồm: khiển trách; cảnh cáo;tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ 6 tháng đến 24 tháng và xóa tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư. Trên thực tế việc áp dụng các hình thức xử lý kỷ luật đối với Luật sư vị phạm rất thông dụng và đây là một trong những nhiệm vụ chủ yếu của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo để nghị của Hội đồng Khen thưởng, Kỷ luật.
- Trách nhiệm hành chính :
Cơ quan quản lý nhà nước ( thông thường là sở tư pháp) có thể áp dụng biện pháp xử phạt hành chính đối với Luật sư vi phạm và trách nhiệm hành chính chủ yếu là phạt tiền . Tách nhiệm hành chính chủ yếu được áp dụng trên thực tế dù không thông dụng như cac hình thức xử lý kỷ luật của Đoàn Luật sư.
Các hành vi vi phạm thông thường phải chịu trách nhiệm chính là : hành ghề luật sứ khi không có chứng chỉ hành nghề hoặc chưa gia nhập Đoàn Luật sư, sách nhiễu , lừa dối khách hàng,nhận, đòi bất kỳ một khoản tiền , lợi ích vật chất khác ngoài thù lao công và chi phí đã thỏa thuận trong hợp đồng dịch vụ pháp lý, cố tình tư vấn pháp luật cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng một vụ việc và tiết lộ những thông tin về vụ việc hoặc khách hàng mà Luật sư biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định Mức phạt tiền áp dụng từ 500.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
- Trách nhiệm hình sự :
Luật sư tư vấn có thẻ phải chịu trách nhiệm hình sự đối với một số hành vị liên quan đến giao dịch chứng khoán và thị trường chứng khoán trong quy định của pháp luật hình sự. Cụ thể là các quy định về ‘tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu thông tin trong hoạt động chứng khoán’, ‘ tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán’, ‘tội thao túng thị trường chứng khoán’ và ‘tội làm giả tài liệu trong hồ sơ chào bán, niêm yết chứng khoán’. Tuy nhiên, trên thực tế, chưa xảy ra nhiều trường hợp Luật sư tư vấn phải chịu trách nhiệm hình sự.
- Trách nhiệm dân sự :
Luật sư hoặc tổ chứ hành nghề Luật sư phải thực hiện tư vấn pháp luật theo đúng nội dung đã gaio kết trong hợp đồng dịch vụ pháp lý với khách hàng. Trong trường hợp tư vấn không theo đúng những nội dung đã thỏa thuận với khách hàng mà gây thiệt hại cho khách hàng thì phải bòi thường. Khách hàng có thể yêu cầu Luật sư phải chịu trách nhiệm dân sự đối với vị phạm.Trách nhiệm dân sự cơ bản là: bồi thường thiệt hại và đòi lại và giảm tiền chi phí dịch vụ và thường phát sinh trên cơ sở hợp đồng pháp lý. Thực tế, yêu cầu đòi hỏi bòi thường thiệt hại chưa phổ biến, tuy nhiên, việc đòi lại hoạc giảm chi phí dịch vụ lại khá nhiều. Để xử lý rủi ro liên quan đến vấn đề này, tổ chức hành nghề Luật sư không nên mua bảo hiểm sẽ thành thoán tiền bồi thường thiệt hại.
Các trường hợp nêu trên là những trường hợp mà Luật sư phải chịu trách nhiệm tương ứng khi vi phạm các cam kết với khách hàng theo hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc cố ý vi phạm các quy định của pháp luật hoặc Điều lệ Liên đoàn và Quy tắc Đạo đức, Ứng xử nghề nghiệp Luật sư . Tuy nhiên, thực tế cũng có thể phát sinh nhiều trường hợp, mà Luật sư đã thực hiện vì lợi ích của khách hàng và động thời tuân thủ đầy đủ các nghĩa vụ của Luật sư nhưng kết quả tư vấn bị sai và gây ra thiệt hại cho khác hàng.
Về cơ bản, Luật sư cần nỗ lực cao nhất để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Ở mỗi nước theo hệ thống luật Anh – Mỹ , pháp luật quy định Luật sư chỉ pải chịu trách nhiệm khi khách hàng chứng minh được Luật sư không hể thực hiện nỗ lực tốt nhất khi đại diện cho khách hàng. Các trường hợp Luật sư vận dụng tốt mọi kiến thức và kỹ năng của mình để tư vấn cho khách hàng những ý kiến tư vấn đó vẫn có thể không thực hiện được vì lý do khách quan (ví dụ: hành động của cơ quan nhà nước hoặc bên thứ ba). Trong tường hợp như vậy, pháp luật một số nước thường theo quan điểm bảo vệ Luật sư và Luật sư sẽ không phải chịu trách nhiệm nếu đã hoàn thiện mọi công việc cần thiết khi đưa ra ý kiến tư vấn cho khách hàng. Do đó Luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư trong trường hợp này, nếu đây là vấn đề cần làm rõ trong hợp đồng tư vấn khách hàng và Luật sư.
Tóm lại, Hoạt động hành nghề Luật sư là hoạt động chịu trách nhiệm rủi ro, và Luật sư có thể phải chịu trách nhiệm khi vi phạm các quy định của: Pháp luật ; Điều lệ và quy chế nội bộ của Đoàn Luật sư và Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp Luật sư, hợp đồng dịch vụ và xử lý kỷ luật của Đoàn Luật sư, trách nhiệm hành chính và trách nhiệm dân sự. Cùng với xu hướng hình sự hóa các vụ án kinh tế, rủi ro về trách nhiệm hình sự đối với Luật sư ngày càng trở lên thực tế hơn.
Công ty luật Dragon
Thạc sỹ Luật sư Nguyễn Minh Long
Nguồn “Sổ tay Luật sư”
Tham khảo Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam tại đây