0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Luật sư tư vấn luật thủ tục bồi thường tai nan giao thông đường bộ

Kính gửi Văn phòng luật sư Tphcm. Em nhờ luật sư giúp em với !

Sự thể như sau: Bố em điều khiển xe gắn máy và chở thêm một người. Trên đường đi qua một cái cầu bê tông ngắn và hơi hẹp. Bị bánh sau một ô tô cán lên đùi và chân cả hai người, ở  phía bên trái đường nhưng lại bị thương ở bên chân trái. Người phụ nữ ngồi sau bị thương nặng hơn. sau khi đưa hai người ra tới viện cấp cứu sau khoảng 1 giờ thì người phụ nữ tử vong. còn bố em sau 2 ngày thì tử vong. Công việc mai táng xong thì gia đình nhà xe có vào giải quyết tình cảm, gia đình em cũng hoàn toàn đồng ý vì người mất thì cũng đã mất. Sau khi trao đổi giữa hai bên thì bên nhà xe họ đưa ra là bồi thường tổng chi phí là 25 000 000 đồng VN (Hai mươi năm triệu đồng chẵn). Gia đình em không nhất trí vì không thỏa đáng so với những gì thiệt hại và mất mát mà gia đình em phải chịu. Sau đó em họ về và gia đình em đợi họ có ý kiến sau nhưng sau hơn 1 tuần bên nhà xe điện thoại vào và nói chỉ bồi thường như trên. Bây giờ em cũng không biết phải làm sao nữa. Biên bản chúng em cũng không biết được bên nào phải, trái ra sao.

( Em củng phải nói thêm bố em là cán bộ nghỉ hưu hưởng lương 3 000 000 đồng/ tháng. Về chi phí là: 14 000 000 đ viện phí; 01 xe máy hon da trị giá hiện tại khoảng 12 000 000 đ; Mai táng phí : áo quan, kèn trống, mua đất khoảng: 15 000 000 đ. Chi phí ăn uống không tính, thời gian phục vụ, chi phí người chăm sóc 2 ngày ở viện chưa tính).

Em muốn Văn phòng luật sư Dragon tư vấn luật cho gia đình em:

+ Gia đình nhà xe có phải bồi thường cho gia đình em không ? nếu phải bồi thường  thì bồi thường những gì?

+ Bồi thường những khoản gì theo pháp luật?

+ Người lái xe ôtô chịu trách nhiệm như thế nào trước pháp luật ?

+ Gia đình em phải làm những gì nếu pháp luật giải quyết ?

+ Nếu khởi kiện gia đình em phải chịu những khoản chi phí gì? Là bao nhiêu?

Em xin chân thành cảm ơn luật sư !

TRẢ LỜI: Nội dung bạn hỏi, Ban tư vấn luật Công ty Luật Dragon trả lời như sau:

Việc xảy ra tai nạn giao thông là ngoài ý muốn của các bên khi tham gia phương tiện giao thông, Khi hậu quả xảy ra, việc gia đình nhà xe đã đến để khắc phục trong thời gian ban đầu khắc phục hậu quả, việc gia đình nhận tiền từ phía bên nhà xe là nên nhận nhã ý đó và chấp nhận, bởi vì đó là phần nghĩa vụ và trách nhiệm khi xảy ra hậu quả.

Sự việc để xác định lỗi các bên thì phải căn cứ biên bản khám nghiệm hiện trường, lời khai, với bản kết luận của cơ quan điều tra, để xác định mức độ và yếu tố lỗi trong việc xử lý vi phạm giao thông.

Việc khởi kiện của gia đình theo Ban tư vấn luật xét thấy, về phía gia đình bên nhà xe khắc phục hậu quả như thế nào? Lỗi của họ ở mức ra sao? Khi tham gia giao thông có đủ về giấy phép và điều kiện theo luật định khi tham gia giao thông hay không vv..Về phía gia đình của mình có chứng minh được người đã mất có phải là trụ cột kinh tế gia đình, mức thu nhập để làm căn cứ trong việc đề nghị phía người liên quan trực tiếp đến tai nạn để bồi thường.

Trường hợp 2 bên không tự thỏa thuận về mức bồi thường khi vụ án đưa ra xét xử về phía gia đình bị hại có thể xuất trình về những chứng cứ bằng chứng trong việc người bị hại có nguồn thu nhập để tòa án xem xét việc trách nhiệm bồi thường của bên nhà xe.

Công ty Luật Dragon viện dẫn một số điểm trong luật quy định:

Không căn cứ mức độ lỗi nhưng đối với người điều khiển phương tiện giao thông là xe ô tô khi gây tai nạn. Điều 623 bộ luật dân sự 2005 quy định. Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra

1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.

Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.

2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:

a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;

b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.

Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.

Với hậu quả gây ra cái cho hai người thì người điều khiển phương tiện giao thông phải đền bù cho thân nhân người bị hại theo quy định của pháp luật.

Căn cứ khoản 2 Nghị quyết 03/2006/NQ-HĐTP Người gây thiệt hại trong trường hợp này phải bồi thường cụ thể như sau:

–         Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, chăm sóc người bị thiệt hại trước khi chết, bao gồm cả thu nhập thực tế của người bị mất của người bị thiệt hại;

–         Chi phí hợp lý cho việc mai táng bao gồm: các khoản tiền mua quan tài, các vật dụng cần thiết cho việc khâm liệm, khăn tang, hương, nến, hoa, thuê xe tang và các khoản chi khác phục vụ cho việc chôn cất hoặc hoả táng nạn nhân theo thông lệ chung. Không chấp nhận yêu cầu bồi thường chi phí cúng tế, lễ bái, ăn uống, xây mộ, bốc mộ…

–         Khoản tiền cấp dưỡng của những người mà người bị thiệt hại có nghĩa vụ cấp dưỡng;

–         Khoản tiền bù đắp tổn thất về tinh thần do tính mạng bị xâm hại;

Ngoài ra, người gây thiệt hại có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội vi phạm quy định điều khiển phương tiện giao thông đường bộ theo quy định tại điều 202 Bộ luật hình sự;

Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ

1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm:

A) Không có giấy phép hoặc bằng lái xe theo quy định;

B) Trong khi say rượu hoặc say do dùng các chất kích thích mạnh khác;

C) Gây tai nạn rồi bỏ chạy để trốn tránh trách nhiệm hoặc cố ý không cứu giúp người bị nạn;

D) Không chấp hành hiệu lệnh của người đang làm nhiệm vụ điều khiển hoặc hướng dẫn giao thông;

Đ) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

3. Phạm tội gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm.

4. Vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ mà có khả năng thực tế dẫn đến hậu quả đặc biệt nghiêm trọng nếu không được ngăn chặn kịp thời, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến một năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

5. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.

Gia đình bạn có quyền tố cáo lên Cơ quan điều tra để khởi tố vụ án hình sự, nếu có đủ căn cứ khởi tố vụ án, khởi tố điều tra, Cơ quan điều tra sẽ khởi tố điều tra và khởi tố bị can. Khi đó vấn đề dân sự bồi thường thiệt hại sẽ được Tòa án xét xử trong vụ án hình sự. Trường hợp Cơ quan điều tra không có căn cứ khởi tố vụ án, gia đình bạn và chủ điều khiển xe gây tai nạn không thỏa thuận giải quyết vụ án, thì bạn có quyền khởi kiện ra Tòa án có thẩm quyền để yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Dragon, chỉ mang tính chất tham khảo.

CÔNG TY LUẬT DRAGON TẠI SÀI GÒN :