Luật sư vi phạm chịu trách nhiệm gì?
Khi tham gia tố tụng, Luật sư vi phạm các quy định của pháp luật và Quy tắc nghề nghiệp sẽ phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm mà Luật sư phải chịu khi tham gia tố tụng có thể phân thành hai loại: Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật).
- Trách nhiệm pháp lý là trách nhiệm mà Luật sư phải gánh chịu trước pháp luật, những hậu quả pháp lý bất lợi, các chế tài được áp dụng tùy từng tính chất, mức độ hành vi vi phạm pháp luật.Trách nhiệm pháp lý của Luật sư bao gồm :
+ Trách nhiệm hình sự :
Khi tham gia tố tụng, nếu Luật sư thực hiện hành vi bị coi là tội phạm, trong lĩnh vực nghề nghiệp Luật sư hoặc ngoài lĩnh vực nghề nghiệp thì đều bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự. Luật sư có thể là chủ thể của tội không tố giác tội phạm, các tội xâm phạm hoạt động tư pháp, cũng có thể là chủ thể của các tội phạm khác.
+ Trách nhiệm hành chính :
Khi tham gia tố tụng, Luật sư vi phạm hành chính thì phát sinh trách nhiệm hành chính, có thể bị xử lý hành chính. Trách nhiệm hành chính của Luật sư là trách nhiệm mà Luật sư phải gánh chịu khi thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính. Luật sư có thể sẽ bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, ngoài ra cũng có thẻ bị xử lý trong các lĩnh vực khác nếu có hành vi vi phạm.
+ Trách nhiệm dân sự :
Trong tham gia tố tụng, trách nhiệm dân sự có thể phát sinh dối với Luật sư bao gồm cả trách nhiệm dân sự trong hợp đồng và trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng. TRach nhiệm dân sự trong hợp đồng là trách nhiệm mà Luật sư phải gánh chịu khi vi phạm nghĩa vụ theo hợp đông dịch vụ pháp lý hoặc hượp đồng ủy quyền đại diện trong tố tụng đã ký kết, gây thiệt hại, phải bồi thường cho khách hàng. Ngược lại, trách nhiệm dân sự ngoài hợp đồng phát sinh khi Luật sư thực hiện trợ giúp pháp lý, tham gia theo chỉ định của Tòa án. Trong các trường hợp này, mặc dù giữa Luật sư và khách hàng là người được trợ giúp, người được chỉ định không ký hợp đồng dịch vụ pháp lý, nhưng khi gây thiệt hại, Luật sư vẫn phải bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.
- Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật) của Luật sư là loại trách nhiệm mà Luật sư có thể phải gánh chịu khi tham gia tố tụng.
Trách nhiệm này phát sinh khi Luật sư có hành vi vi phạm quy định của Luật luật sư, Điều lệ, Quy tắc Đạo đức, Ứng xử nghề nghiệp của Luật sư và quy định khác của tổ chức xã hội – nghề nghiệp trong qua trình tham gia tố tụng.Tùy theo tính chất mức độ vi phạm, Luật sư phải chịu một trong các hình thức kỷ luật do Luật luật sư quy định. Việc xem xét quyết định kỷ Luật luật sư thuộc thẩm quyền của Ban Chủ nhiệm Đoàn Luật sư theo để nghị của Hội đồng Khen thưởng Kỷ luật. Các hình thức kỷ luật luật sư được quy định trong Luật luật sư và được sắp xếp theo mức độ từ nhẹ đến nặng, bao gồm :
+ Khiển trách là hình thức kỷ luật nhẹ nhất, áp dụng đối với Luật sư có vi phạm nhỏ, lần đầu, tính chất ít nghiêm trọng nhưng đã ảnh hưởng dến Luật sư, nghề Luật sư, không thể bỏ qua.
+Cảnh cáo là hình thức kỷ luật ở mức thứ hai, áp dụng đối với các lỗi vi phạm với lôi cố ý hoặc vô ý nặng, hành vi vi phạm là nghiêm trọng nhưng chưa đến mức phải đình chỉ nghề nghiệp, áp dụng nhằm cảnh báo cho Luật sư giới hạn đó để Luật sư có cơ hội sửa chữa ;
+ Tạm đình chỉ tư cách thành viên Đoàn Luật sư từ sáu tháng đến hai mươi bốn tháng. Đây là hình thức ở mức độ thứ ba áp dụng đối với Luật sư có lỗi vi phạm rất nghiêm trọng, ảnh hưởng xấu đến thanh danh, uy ín của Luật sư, Đoàn Luật sư, hành nghề Luật sư, cần đỉnh ngây hoạt động trong một thời hạn nhất định, Tùy theo mức độ của hành vi vi phạm, Luật sư vi phạm có thể bị tạm đình chỉ tư cách thành viên từ sáu tháng đến dưới hai mươi bốn tháng.
+ Xóa tên khỏi danh sách Luật sư của Đoàn Luật sư. Đây là hình thức kỷ luật nghiêm khắc nhất, được áp dụng đối với Luật sư vi phạm pháp luật và đạo đức nghề nghiệp hoặc Luật sư phạm tội do lỗi cố ý , với tính chất, mức độ đặc biệt nghiêm trọng, có ảnh hưởng xấu đến Luật sư nói riêng và nghề Luật sư nói chung, cần thiết phải loại trừ (xóa tên ) Luật sư vi phạm ra khỏi danh sách những người được hành nghề để hạn chế tối đa những ảnh hưởng xấu đối với thanh danh và uy tín của nghề Luật sư trong xã hội.
Trong trường hợp Luật sư bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách Luật sư thì sẽ gánh cịu thêm một hậu quả pháp lý nữa là tước chứng chỉ hành nghề .Theo Luật luật sư, đối với Luật sư bị xóa tên, Đoàn Luật sư sẽ gửi thông báo bằng văn bản tới Sở Tư pháp và đề nghị Bộ Tư pháp thu hồi chứng chỉ hành nghề Luật sư, đồng thời , đề nghị tổ chức Luật sư thu hồi thẻ hành nghề.
Công ty luật Dragon
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Điện thoại: 098 301 9109 / 1900 599 979
Nguồn “Sổ tay Luật sư”
Tham khảo Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam tại đây