0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử lý như thế nào?

Vừa qua Thủ tướng có phát biểu, tất cả mọi người phải đeo khẩu trang nơi công cộng như bến xe, bệnh viên...Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử lý như thế nào?

Vừa qua Thủ tướng có phát biểu, tất cả mọi người phải đeo khẩu trang nơi công cộng như bến xe, bệnh viên…Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử lý như thế nào? Với góc nhìn pháp lý, Luật sư tư vấn cho người dân chú ý, tránh mắc phải hành lang pháp luật quy định, cũng như tuân thủ theo Chỉ thị, ý kiến của Thủ tướng quyết liệt cùng người dân chung tay chống dịch COVID – 19!

Công ty Luật TNHH Dragon xin gửi lời chào trân trọng tới Quý báo!

Phúc đáp câu hỏi của anh/chị như sau “Vừa qua Thủ tướng chỉ đạo tất cả mọi người phải đeo khẩu trang nơi công cộng như bến xe, bệnh viên…Người không đeo khẩu trang nơi công cộng bị xử lý như thế nào?”

Luật sư Nguyễn Minh Long – Công ty Luật TNHH Dragon (Đoàn Luật sư thành phố Hà Nội) có quan điểm như sau:

  1. Căn cứ pháp lý:
  • Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007;
  • Quyết định số 02/2016/QĐ-TTG ngày 28 tháng 01 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc quy định điều kiện công bố dịch, công bố hết dịch bệnh truyền nhiễm;
  • Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ bổ sung một số điều của Quyết định số 02/2016/QĐ-TTG’
  • Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế.
  1. Quy định pháp luật về việc xử phạt người không mang khẩu trang nơi công cộng.

Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 3 Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 và Quyết định số 07/2020/QĐ-TTg ngày 26/2/2020 của Thủ tướng Chính phủ thì bệnh Covid-19 thì được xếp vào bệnh truyền nhiễm nhóm A.

Đối chiếu quy định tại Luật Phòng, chống bệnh truyền nhiễm năm 2007 thì những người không đeo khẩu trang nơi công cộng có dấu hiệu vi phạm các hành vi bị nghiêm cấm theo quy định tại Khoản 7 Điều 8 của Luật này. Cụ thể, điều khoản này nghiêm cấm hành vi không chấp hành các biện pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

Tùy tính chất và mức độ của hành vi mà người vi phạm có thể bị xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Nghị định 176/2013/NĐ-CP ngày 14/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế hoặc bị xử lý hình sự.

  • Xử lý hành chính:

 Điều 11 của Nghị định 176/2013/NĐ-CP quy định: “Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100 – 300 nghìn đồng đối với một trong các hành vi không thực hiện biện pháp bảo vệ cá nhân đối với người tham gia chống dịch và người có nguy cơ mắc bệnh dịch theo hướng dẫn của cơ quan y tế.”

  • Xử lý hình sự:

Những người chống đối không đeo khẩu trang nơi công cộng mà để lây nhiễm virus Covid-19 thì có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự.

Điều 240 Bộ luật Hình sự năm 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 quy định về tội làm lây lan dịch bệnh như sau:

“Nếu người bị dịch bệnh, không đeo khẩu trang mà làm lây lan vi rút Covid-19 cho người khác còn có thể bị xử lý trách nhiệm hình sự về “Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm cho người” .

Như vậy, trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế và/hoặc làm chết người, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 10 năm. Trường hợp vi phạm dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, làm chết 2 người trở lên, thì có thể sẽ bị phạt tù lên đến 12 năm.

Trên đây là một số ý kiến pháp lý của Công ty Luật Dragon về những nội dung mà Quý báo quan tâm.

Công ty Luật Dragon trân trọng cảm ơn!

Tên tổ chức    : CÔNG TY LUẬT TNHH DRAGON

Đại diện         : Luật sư Nguyễn Minh Long  – Chức vụ: Giám đốc

Điện thoại     : 1900.599.979                     Hotline: 0983019109.

Trụ sở chính  :Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.

Website          www.vanphongluatsu.com.vn     Email: dragonlawfirm@gmail.com

Trân trọng!