Trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp, tùy vào mục đích và nhu cầu của mình, doanh nghiệp sẽ quyết định thành lập thêm Địa điểm kinh doanh để mở rộng quy mô mở rộng, giới thiệu các sản phẩm của trụ sở chính.
Địa điểm kinh doanh là nơi mà doanh nghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh cụ thể của doanh nghiệp. Địa điểm kinh doanh được phép kinh doanh những ngành nghề mà công ty đã đăng ký nhưng không phải tất cả mà chỉ là một nhóm ngành cụ thể mà doanh nghiệp lựa chọn từ ngành nghề kinh doanh của công ty mẹ.
Lưu ý: Mỗi địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp dù không phát sinh nghĩa vụ kê khai thuế, mở sổ sách kế toán riêng nhưng phải thực hiện nghĩa vụ đóng thuế môn bài là 1.000.000 đồng/năm.

NỘI DUNG CÔNG VIỆC
Thứ nhất . Tư vấn trước cho quý khách khi thành lập Địa điểm kinh doanh như sau:
– Lựa chọn mô hình các đơn vị phụ thuộc phù hợp với nhu cầu của công ty.
– Thủ tục tiến hành và các giấy tờ cần thiết để thành lập Địa điểm kinh doanh của công ty.
– Về mô hình tổ chức, quản lý của Địa điểm kinh doanh của công ty.
– Quyền và Nghĩa vụ của Địa điểm kinh doanh của công ty mới thành lập.
– Các nghĩa vụ Thuế đối với Nhà nước của Địa điểm kinh doanh của công ty.
– Những nội dung và vấn đề khác có liên quan.
– Soạn thảo nội dung hồ sơ thành lập Địa điểm kinh doanh của công ty.

Thứ hai. Đại diện thực hiện các thủ tục thành lập Địa điểm kinh doanh của công ty:
– Tiến hành nộp hồ sơ đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh của công ty.
– Theo dõi tiến trình xử lý và thông báo kết qủa hồ sơ đã nộp.
– Nhận giấy chứng nhận đăng ký Địa điểm kinh doanh của công ty tại Sở Kế hoạch và Đầu tư.
– Tiến hành hồ sơ khắc dấu Địa điểm kinh doanh của công ty và Thông báo mẫu dấu của Địa điểm kinh doanh lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (Quy định theo Điều 44 Luật Doanh Nghiệp năm 2014, hiệu lực từ ngày 01/07/2015).

Thứ ba. Kết quả thành lập Địa điểm kinh doanh và các tài liệu chứng từ khách hàng sẽ được nhận:
– Giấy chứng nhận Đăng ký hoạt động của Địa điểm kinh doanh (Bản gốc).
– Dấu tròn của Địa điểm kinh doanh của công ty và Giấy xác nhận đã Thông báo mẫu dấu công ty lên Cổng thông tin Doanh Nghiệp Quốc Gia (nếu có).

THỦ TỤC THÀNH LẬP ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH
– Chuẩn bị tất cả những hồ sơ và tài liệu cần thiết để thành lập Địa điểm kinh doanh;
– Nộp hồ sơ đăng ký thành lập Địa điểm kinh doanh đến Sở kế hoạch và đầu tư nơi Địa điểm kinh doanh đặt trụ sở;
– Nhận thông báo từ Sở kế hoạch và đầu tư. Trong quá trình làm và nộp hồ sơ, doanh nghiệp cần nộp thêm những giấy tờ mà cơ quan đăng ký yêu cầu cầu cung cấp, cùng với đó là cần theo dõi thông báo từ cơ quan đăng ký phòng trường hồ sơ giấy tờ không hợp lệ cần phải sửa đổi, bổ sung.
– Sau khi chủ thể nộp hồ sơ, cơ quan đăng ký sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ và trả kết quả cho chủ thể đăng ký.

NHỮNG ĐIỂM CẦN  LƯU Ý VỚI ĐỊA ĐIỂM KINH DOANH HIỆN NAY
– Nếu có nhu cầu, Địa điểm kinh doanh có quyền lập con dấu riêng để phục vụ cho quá trình hoạt động.
Số lượng, hình thức, nội dung và mẫu con dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Địa điểm kinh doanh sẽ do Hội đồng quản trị (đối với công ty cổ phần), Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty (đối với công ty TNHH một thành viên), Hội đồng thành viên (đối với công ty TNHH từ hai thành viên trở lên, công ty hợp danh), chủ doanh nghiệp tư nhân quyết định, trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác nhưng phải bảo đảm rằng nội dung mẫu con dấu của Địa điểm kinh doanh có tên Địa điểm kinh doanh.
Trước khi sử dụng, thay đổi, hủy mẫu con dấu, thay đổi số lượng con dấu của Địa điểm kinh doanh thì doanh nghiệp phải thực hiện thông báo đến Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi Địa điểm kinh doanh đặt trụ sở để đăng tải thông báo về mẫu con dấu trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Địa điểm kinh doanh mở tài khoản ngân hàng
Pháp luật hiện hành không có quy định bắt buộc doanh nghiệp phải mở tài khoản ngân hàng riêng cho Địa điểm kinh doanh và cũng không có quy định cấm hành vi này.
– Quy định về treo biển hiệu của Địa điểm kinh doanh
Tương tự như doanh nghiệp, Địa điểm kinh doanh cũng phải treo biển hiệu ở cổng chính hoặc mặt trước của trụ sở, và phải chứa các thông tin sau: Tên doanh nghiệp; Mã số thuế của Địa điểm kinh doanh theo đúng Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Địa điểm kinh doanh; Địa chỉ, số điện thoại…

HỒ SƠ YÊU CẦU – THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ THỰC HIỆN
1.Hồ sơ yêu cầu bao gồm:
– Bản sao Giấy phép kinh doanh Công ty chủ quản
– Bản sao CMND/CCCD hoặc Hộ chiếu người đứng đầu Địa điểm kinh doanh của công ty.

2.Lệ phí dịch vụ thành lập Địa điểm kinh doanh của công ty :
– Phí dịch vụ: 1.000.000 VNĐ
– Phí khắc dấu và công bố mẫu dấu: 200.000 VNĐ

3.Thời gian thực hiện dịch vụ thay đổi nội dung Văn phòng đại diện của công ty
Từ 07-09 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ từ khách hàng.

Công ty TNHH Tư Vấn Việt Luật
Địa chỉ : Tầng 06 – Tòa nhà 152 Khuất Duy Tiến, Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Email : vietluatstore@gmail.com
Máy bàn : 0243 9533 666
Tư vấn luật : 1900 599 979
Kế toán thuế : 08 2233 1919

Trang chủ công ty : VietLuat.Ltd