Thao túng giá chứng khoán bị xử lý hình sự
Bãi bỏ hình phạt tử hình đối với 8 loại tội phạm, bổ sung 3 điều về các tội phạm chứng khoán; thời gian bảo hộ quyền tác giả tăng từ 50 năm lên 75 năm…
Đó là một số trong các quy định mới tại nhiều luật sẽ có hiệu lực thi hành trong năm mới 2010.
Ngay từ ngày đầu tiên của năm mới (1/1/2010) các luật có hiệu lực thi hành bao gồm: Quy hoạch đô thị, Quản lý nợ công; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ; Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Quốc hội đã thông qua nhiều dự án luật có hiệu lực thi hành trong năm 2010
Sáu tháng sau, từ 1/7, một số luật như Viễn thông; Tần số vô tuyến điện; Dân quân tự vệ; Thuế tài nguyên; Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Giáo dục; Lý lịch tư pháp… sẽ được thực thi.Chúng tôi xin điểm lại một số quy định đáng chú ý của những luật mới này.Thêm ba điều về các tội phạm chứng khoánLuật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự đã bổ sung ba điều về các tội phạm chứng khoán. Theo đó, tội cố ý công bố thông tin sai lệch hoặc che giấu sự thật trong hoạt động chứng khoán có thể bị phạt tù đến 5 năm. Tội sử dụng thông tin nội bộ để mua bán chứng khoán có thể bị phạt tù đến 7 năm.Tội thao túng giá chứng khoán cũng có thể bị phạt tù từ 2 đến 7 năm nếu nếu phạm tội có tổ chức, thu lợi bất chính lớn, gây hậu quả rất nghiêm trọng hoặc đặc biệt nghiêm trọng; tái phạm nguy hiểm.
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 150 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
Trước tình trạng ngày càng có nhiều hành vi vi phạm trong lĩnh vực chứng khoán, vượt quá thẩm quyền của các quy định xử phạt hành chính, ý kiến của cơ quan quản lý cùng Hiệp hội Các nhà đầu tư tài chính đều cho rằng việc có những quy định xử phạt hình sự là cần thiết, nhằm ngăn ngừa các hành vi vi phạm đang có nguy cơ tiềm ẩn.
Bỏ hình phạt tử hình 8 tội
Từ ngày 1/1 của năm mới, theo quy định của Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự, hình phạt tử hình đã được bỏ đối với các tội: hiếp dâm; tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản; tội buôn lậu; tội làm, tàng trữ, vận chuyển, lưu hành tiền giả, ngân phiếu giả, công trái giả; tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy; tội chiếm đoạt tàu bay, tàu thủy; tội đưa hối lộ và tội hủy hoại vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự.
Kể từ ngày luật được công bố, hình phạt tử hình đã tuyên đối với những người được nêu tại các tội danh trên nhưng chưa thi hành thì không thi hành. Và Chánh án Tòa án nhân dân tối cao chuyển hình phạt tử hình xuống hình phạt tù chung thân.
Hạn chế áp dụng hình phạt tử hình, bỏ hình phạt tử hình trong một số tội danh cụ thể là chủ trương phù hợp với xu thế tiến bộ của thế giới.
Tăng thời hạn bảo hộ quyền tác giả
Từ 1/1/2010 theo quy định tại Luật Sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ, tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 75 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên (quy định cũ là 50 năm).
Đối với tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, mỹ thuật ứng dụng chưa được công bố trong thời hạn 25 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình thì thời hạn bảo hộ là 100 năm, kể từ khi tác phẩm được định hình.
Đối với các tác phẩm không thuộc các loại hình trên có thời hạn bảo hộ là suốt đời tác giả và 50 năm tiếp theo sau khi tác giả qua đời. Trường hợp tác phẩm có đồng tác giả, thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau khi năm đồng tác giả cuối cùng qua đời.
Tăng thời gian bảo hộ quyền tác giả đồng nghĩa với việc kéo dài thời gian hưởng lợi từ tác phẩm đối với tác giả. Mục đích chính của các quy định mới này là khuyến khích cá nhân sáng tạo ra các tác phẩm có giá trị đáp ứng với các yêu cầu thưởng thức ngày càng cao của công chúng, cũng như thực hiện các cam kết của Việt Nam khi gia nhập WTO.
Sử dụng ngân sách Nhà nước bồi thường thiệt hại
Có hiệu lực từ ngày 1/1/2010, Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong lĩnh vực quản lý hành chính và tư pháp đối với các cá nhân, tổ chức (cá nhân, tổ chức Việt Nam và cá nhân tổ chức nước ngoài được thành lập và hoạt động hợp pháp tại Việt Nam) bị thiệt hại về vật chất, tổn thất về tinh thần do cán bộ, công chức Nhà nước gây ra khi thi hành công vụ.
Các trường hợp thiệt hại được bồi thường gồm: thiệt hại do tài sản bị xâm hại, thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút, tổn thất về tinh thần, người bị thiệt hại chết, tổn hại về sức khỏe, trả lại tài sản, khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự.
Quy định về mức bồi thường thiệt hại được bảo đảm từ ngân sách Nhà nước là một quy định mới so với các quy định trước đây.
Theo đó, trường hợp cơ quan trung ương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách trung ương; trường hợp cơ quan địa phương có trách nhiệm bồi thường thì kinh phí bồi thường được bảo đảm từ ngân sách địa phương.
Những quy định của luật sẽ khắc phục những tồn tại trong công tác bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra như: các quy định còn chưa rõ ràng, đồng bộ khiến cơ quan có thẩm quyền khó khăn, lúng túng khi áp dụng việc bồi thường; một số lĩnh vực hiện nay hầu như chưa thực hiện việc bồi thường Nhà nước…
Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ công
Luật Quản lý nợ công thiết lập khuôn khổ pháp lý hữu hiệu để quản lý nợ công; khắc phục tình trạng quản lý phân tán; quy định một số nội dung mới trong quản lý; tạo điều kiện để kiểm tra, kiểm soát đối với việc vay, trả nợ; tạo điều kiện tăng cường hội nhập kinh tế quốc tế.
Theo quy định của Luật, Quốc hội quyết định các chỉ tiêu an toàn về nợ trong kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội năm năm. Bao gồm: nợ công so với GDP; nợ nước ngoài của quốc gia so với GDP; trả nợ chính phủ so với tổng thu ngân sách Nhà nước; nghĩa vụ trả nợ nước ngoài của quốc gia so với tổng kim ngạch xuất khẩu.
Quốc hội cũng quyết định các mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công trong từng giai đoạn năm năm, nhằm bảo đảm các chỉ tiêu an toàn về nợ; quyết định tổng mức, cơ cấu vay và trả nợ hàng năm của Chính phủ gắn với dự toán ngân sách Nhà nước; quyết định chủ trương đầu tư các dự án, công trình quan trọng quốc gia từ nguồn vốn vay của Chính phủ và giám sát việc huy động, phân bổ, sử dụng vốn vay, trả nợ và quản lý nợ công.
Công chức không hoàn thành nhiệm vụ hai năm sẽ bị thôi việc
Luật Cán bộ, công chức quy định: quản lý cán bộ, công chức phải tuân thủ nguyên tắc tập trung dân chủ, chế độ trách nhiệm cá nhân và phân công, phân cấp rõ ràng; việc sử dụng, đánh giá, phân loại cán bộ công chức phải dựa trên phẩm chất chính trị, đạo đức và năng lực thi hành công vụ; thực hiện bình đẳng giới…
Cán bộ, công chức trong thi hành công vụ phải chấp hành quyết định của cấp trên. Khi có căn cứ cho rằng quyết định đó là trái pháp luật thì phải kịp thời báo cáo bằng văn bản với người ra quyết định; trường hợp người ra quyết định vẫn quyết định việc thi hành thì phải có văn bản và người thi hành phải chấp hành nhưng không chịu trách nhiệm về hậu quả của việc thi hành, đồng thời báo cáo cấp trên trực tiếp của người ra quyết định. Người ra quyết định phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về quyết định của mình.
Theo quy định tại luật này, cán bộ, công chức được Nhà nước bảo đảm tiền lương tương xứng với nhiệm vụ, quyền hạn được giao, phù hợp với điều kiện kinh tế – xã hội của đất nước.
Cán bộ công chức 2 năm liên tiếp hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực hoặc có 2 năm liên tiếp, trong đó 1 năm hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực và 1 năm không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức, đơn vị có thẩm quyền bố trí công tác khác. Nếu 2 năm liên tiếp không hoàn thành nhiệm vụ thì cơ quan, tổ chức có thẩm quyền miễn nhiệm, giải quyết cho thôi làm nhiệm vụ…
Dịch vụ kém, doanh nghiệp viễn thông phải hoàn cước
Từ ngày 1/7/2010, khi Luật Viễn thông có hiệu lực, các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế được thành lập theo pháp luật Việt Nam đều được tham gia cung cấp dịch vụ viễn thông. Những quy định mới cũng sẽ bảo đảm cho môi trường kinh doanh cạnh tranh công bằng, minh bạch, công khai hơn.
Nhà nước vẫn nắm cổ phần chi phối trong một số doanh nghiệp viễn thông chủ lực, có tầm quan trọng đặc biệt đối với toàn bộ mạng viễn thông quốc gia, đặc biệt là quy định rất chặt chẽ về việc đảm bảo quyền, lợi ích của người sử dụng dịch vụ.
Các doanh nghiệp viễn thông không được từ chối giao kết hợp đồng hoặc đơn phương ngừng thực hiện hợp đồng với người sử dụng dịch vụ. Hoặc khi ngừng kinh doanh một phần hoặc toàn bộ dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông phải có biện pháp bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng dịch vụ và các bên có liên quan.
Trong việc thanh toán giá cước sử dụng dịch vụ viễn thông, doanh nghiệp viễn thông có trách nhiệm lập hoá đơn thanh toán giá cước dịch vụ chính xác, đầy đủ, kịp thời cho người sử dụng dịch vụ. Trường hợp cung cấp dịch vụ không đúng thời gian và chất lượng theo hợp đồng đã giao kết với người sử dụng dịch vụ viễn thông thì phải hoàn trả cho người sử dụng một phần hoặc toàn bộ cước đã thu.
Trong những năm qua ngành viễn thông là một trong những ngành có bước phát triển nhanh nhất của Việt Nam nên sau khi Luật Viễn thông đi vào cuộc sống sẽ tạo thêm đà cho ngành này phát triển mạnh hơn nữa.
Tăng thuế suất sàn nhiều loại tài nguyên
Cũng có hiệu lực từ giữa năm 2010, với luật này, đối tượng chịu thuế đã được quy định chi tiết hơn trong khung thuế suất. Đồng thời, để bảo đảm đúng thẩm quyền, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ quyết định mức thuế suất cụ thể đối với từng loại tài nguyên phù hợp với tình hình thực tiễn.
Luật cũng đã điều chỉnh khung thuế suất theo hướng tăng thuế suất sàn của hầu hết tài nguyên thuộc nhóm khoáng sản kim loại và một số loại tài nguyên quý hiếm khác.
Theo đó, thuế suất của vàng từ 9 – 25%, đất hiếm từ 12 – 25%, dầu thô từ 6 – 40%…
Về miễn, giảm thuế, dự luật cũng quy định, người nộp thuế gặp thiên tai, hoả hoạn, tai nạn bất ngờ gây tổn thất đến tài nguyên đã kê khai, nộp thuế được xét miễn, giảm thuế tài nguyên phải nộp cho số tài nguyên bị tổn thất; trường hợp đã nộp thuế thì được hoàn trả lại số thuế đã nộp hoặc trừ vào số thuế tài nguyên phải nộp của kỳ sau.
Hải sản tự nhiên, cành, ngọn, củi, tre, trúc, nứa, mai, giang, tranh, vầu, lồ ô do vps gia re, may chu ao cá nhân được phép khai thác phục vụ sinh hoạt; nước thiên nhiên dùng cho sản xuất thuỷ điện của hộ gia đình, may chu ao cá nhân tự sản xuất phục vụ sinh hoạt… cũng thuộc diện được miễn thuế.
(Văn phòng luật sư Dragon theo chinhphu.vn)