Thuê Luật sư giỏi bào chữa trong các vụ án Hình Sự, Dân sự, Thương Mại, Hành Chính, Hôn Nhân, Lao động
Theo thông lệ quốc tế, hoạt động tham gia tố tụng chỉ dành cho Luật sư nước sở tại theo chủ quyền quốc gia và theo phạm vi mở cửa thị trường dịch vụ pháp lý. Ở Việt Nam, nghị quyết số 71/NĐ-QH ngày 29-11-2006 của Quốc Hội phê chuẩn Nghị định thư gia nhập Tổ Chức thương mại Quốc tế Thế giới (WTO) của nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo Luật luật sư nước ngoài. Cụ thể, Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam chỉ được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầu đủ các yêu cầu tương tụ đối với một Luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam.
Do vậy, hoạt động tham gia tố tụng chỉ được Luật sư Việt Nam (Luật sư có quốc tịch Việt Nam), Luật sư có quyền tham gia tố tụng trong tất cả các vụ án, bao gồm cả vụ án hình sự và các vụ án khác (vụ án phi hình sự), cụ thể:
- Đối với vụ án hình sự, Luật sư tham gia tố tụng , theo cả nghĩa rộng và nghĩa hẹp bao gồm: vụ án dân sự, hôn nhân, gia đình, lao động, kinh doanh, thương mại, hành chính) , Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc ngươi bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn, bị đơn, người có quyền và lợi ích trong các vụ án tranh chấp dân sự, hôn nhân, gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động; của người khỏi kiện, người có quyền và lợi ích liên quan trong vụ án hành chính, kinh doanh, thương mại, lao động và các vụ việc khác theo quy định của pháp luật.
Cần lưu ý, hoạt động tố tụng của Luật sư có đặc điểm sau đây:
- Là một trong bốn phạm vị cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư theo quy định, chỉ diễn ra trong các hoạt động tố tụng được sự điều chỉnh chặt chẽ bởi các luật, bộ luật tố tụng có liên quan.
- Nếu hoạt động tư vấn, đại diện ngoài tố tụng cũng như cung cấp các dịch vụ pháp lý khác được phép hoạt động trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động tham gia tố tụng trong phạm vị tương đối hẹp hơn là lĩnh vực pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng hành chính, tố tụng dân sư (mở rộng).
- Luật sư tham gia tố tụng với mục đích là thực hiện nhiệm vụ bào chữa và bảo vệ cho khách hàng trong các vụ án hình sự và dân sự, hành chính. Luật sư xác định tư cách tham gia tố tụng một cách độc lập, các quyền và nghĩa vụ tương ứng theo quy định tại các luật, bộ luật tố tụng có liên quan.
- Khi tham gia tố tụng hình sự, Luật sư được xác lập tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội; người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người kiến nghị, khởi tố hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại, đương sự. Khi tham gia tố tụng phi hình sự, Luật sư được xác định tư cách là người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư là hoạt động có tính chất đối kháng rất cao, đặc biệt giữa Luật sư và các bên (bên buộc tội và bên gỡ tội trong vụ án hình sự; nguyên đơn/bị đơn trong vụ án phi hình sự). Sự đối kháng này luôn diễn ra trong không gian và thời gian theo quy định của các luật và bộ luật có liên quan.
- Cụ thể hóa nguyên tắc tranh tụng trong hoạt động xét xử, các luật bộ luật đã quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên thực hiện nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng nói chung và tại phần tranh luận tại phiên tòa nói riêng. Với vai trò là người hành nghề cung cấp dịch vụ pháp lý chuyên nghiệp, khi tham gia tố tụng, Luật sư sẽ thực hiện chức năng gỡ tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố hoặc bị hại, đương sự; tham gia với chức năng bào chữa, ngượi lại với chức năng bị tội của Viện Kiểm sát (trong vụ án hình sự ) hoặc những người tham gia tố tụng khác (trong vụ án dân sự theo nghĩa rộng) nhằm làm rõ sự thật khách quan, xét xử đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không gây oan sai và đảm bảo công bằng trong xét xử.
- Lĩnh vực hoạt động của Luật sư khi tham gia tố tụng.
Theo khoản 1 Điều 27 Luật luật sư, hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư phải tuân thep quy định của pháp luật về tố tụng và Luật luật sư.
Theo khoản 1,2 Điều 22 Luật luật sư, lĩnh vực tham gia tố tụng của Luật sư được phân thành tố tụng hình sự và tố tụng khác (tố tụng phi hình sự).
Đối với lĩnh vực tố tụng hình sự: theo quy định của bộ luật tố tụng thình sự năm 2015, Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho người bị buộc tội, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố; người bị hại, nguyên đơn, bị đơn dân sự, người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án hình sự.
Đối với lĩnh vực phi hình sự: theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 , luật tố tụng hành chính năm 2015 , Luật sư tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền và lợi ích liên quan trong các vụ án tranh chấp dân sự, hon nhân – gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động hành chính, vụ việc về yêu cầu dân sự, hôn nhân gia đình, kinh doanh , thương mại, lao động và các vụ việc về yêu cầu dân sự khác theo quy định của pháp luật .
- Một số yêu cầu khi thực hiện hoạt động tham gia tố tụng.
Trong quá trình tham gia tố tụng .Luật sư phải đáp ứng được các đòi hỏi về mặt thủ tục pháp lý, kiến thức và kỹ năng và phẩm chất của một Luật sư cần phải có; đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần thiết để tranh tụng nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng, cụ thể :
- Luật sư phải đăng ký bào chữa cho người bị buộc tội hoặc đề nghị đăng ký bảo vê quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng và được cơ quan tiến hành tố tụng cho phép thông qua hoạt động vào sổ đăng ký bào chữa hoặc sổ đăng ký người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự. Luật sư được chính thức tham gia tố tụng từ khi được các cơ quan tiến hành tố tụng thông báo về việc đăng ký thành công thủ tục trở thành người bào chữa hoặc người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
Trong tham gia tố tụng, Luật sư phải nhanh chóng kịp thời , nên cần phải có kỹ năng trong việc làm thủ tục tham gia bào chữa, chuản bị sẵn sàng các giấy tờ cần thiết, chuyển các tài liệu đến đúng cơ quan , người có thẩm quyền , đúng quy định của pháp luật để đăng ký bào chữa hoặc đăng ký bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng. Tùy vào vai trò của luật sư trong các vụ án khách nhau mà pháp luật đòi hỏi Luật sư phải thực hiện thủ tục đăng ký tương ứng theo quy định của các luật, bộ luật liên quan.
Trong trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng từ chối việc đăng ký trở thành người bào chữa hoạc người bảo vệ quyền và lợi ích cho khách hang của Luật sư, nếu việc từ chối không có căn cứ thì Luật sư có thể thực hiện khiến nại theo quy định của các luật và bộ luật có liên quan.
- Luật sư phải thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình theo tư cách của người bào chữa, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp và sử dụng kỹ năng tham gia tố tụng để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp cho khách hàng.
- Luật sư phải nắm chắc các quy định của pháp luật tố tụng về quyền và nghĩa vụ khác hàng là người bị buộc tội, người bị hại và các đương sự trong vụ án hình sự ; quyền và nghĩa vụ của khách hàng là các đương sự trong vụ án phi hình sự và vận dụng vào các tình huống tố tụng phát sinh trong hoạt động tó tụng. Từ đó, kiểm tra, đánh giá xem các cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng trong cac hoạt động tố tụng, giai đoạn tố tụng đã thực hiện đầy đủ, đúng , hợp pháp các quy định của pháp luật hay chưa, có đảm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng , thân chủ mà Luật sư nhận bào chữa hay không, có xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng hay không. Trên cơ sở đó, Luật sư cần trao đổi và đưa ra các đề xuất, kiến nghị với cơ quan, người thẩm quyền tiến hành tố tụng để áp dụng, thay đổi hay hủy bỏ kịp thời các hành vi, quyết định tố tụng bất lợi nhằm bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Đặc biệt, trong quá trình tham gia tố tụng, trong vụ án hình sự, Luật sư cần lưu ý một số kỹ năng sau đây:
- Kỹ năng lấy lời khai của người bị tố giác, người bị kiến nghị khởi tố;
- Kỹ năng lấy lòi khai của người bị buộc tội và các hoạt động điều tra khác.
- Kỹ năng gặp và trao đổi với bị can;
- Kỹ năng tiếp nhận đồ vật, tài liệu, chứng cứ, các tình tiết liên quan đến việc bào chữa;
- Kỹ năng phát hiện những sai phạm của Điều Tra viên và đề ra yêu cầu;
- Kỹ năng tiến hành trao đổi, đề xuất với Viện Kiểm sát về tố tụng về chứng cứ và các vấn đề có liên quan đến việc đến khách hàng của Luật sư;
- Kỹ năng nguyên cứu hồ sơ vụ án hình sự;
- Kỹ năng gặp bị can, bị cáo trong giai đoạn chuẩn bị xét xử;
- Kỹ năng trao đổi, đề xuất với Tòa án;
- Kỹ năng xét hỏi tại phiên tòa;
- Kỹ năng tranh luật tại phiên tòa;
- Kỹ năng trong giai đoạn thi hành án hình sự;Ngoài ra, Luật sư cần chú ý một số kỹ năng cơ bản khi tham gia tố tụng trong vụ án phi hình sự, cụ thể:
- Kỹ năng trong giai đoạn khỏi kiện, thụ lý vụ án;
- Kỹ năng trong việc thu thập tài liệu, chứng cứ và các tình tiết có liên quan đến việc đại diện, bảo vệ quyền lợi hợp pháp;
- Kỹ năng tong giai đoạn chuẩn bị xét xử trong vụ án dân sự, hành chính; kỹ năng nghiên cứu hồ sơ vụ án;
- Kỹ năng troa đổi với Thẩm phán, Tòa án;
- Kỹ năng xét hỏi, tranh luận tại tòa;
- Kỹ năng trong giai đoạn thi hành án đối với quyết định, bản án dân sự, hành chính ;
- Tuân thủ đầy đủ các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp trong hoạt động tranh tụng;
Khi tham gia tố tụng ngoài tuân thủ các quy định của Luật luật sư, các luật và bộ luật khác có liên quan, Luật sư phải tuan thủ các quy tắc, đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của Luật sư. Hoạt động tham gia tố tụng của Luật sư là một trong những hoạt động quan trọng góp phần bảo vệ công lý và Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, do đó, Luật sư phải độc lập, trung thực, tôn trọng sự thật khách quan, bảo đảm chất lượng tranh tụng, tậm tâm với công việc , phát huy năng lực, sử dụng kiến thưc chuyên môn, các kỹ năng tranh tụng cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng. Ngoài ra, Luật sư còn có thể thực hiện các trợ giúp pháp lý khác trong qua trình tham gia tố tụng để thể hiện trách nhiệm nghề nghiệp. Nhìn chung, yêu cầu đạo đức nghề nghiệp khi tranh tụng đòi hỏi Luật sư cần có thái độ đúng mực với cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, bảo đảm văn hóa trong tranh tụng.
Công ty Luật Dragon!
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long