Tìm thuê luật sư riêng đại diện theo ủy quyền ngoài tố tụng cho khách hàng
Theo điều 76 Luật luật sư, Luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam được tư vấn pháp luật nước ngoài và pháp luật quốc tế, được thực hiện các dịch vụ pháp lý khác liên quan đến pháp luật nước ngoài, được tư vấn pháp luật Việt Nam trong trường hợp có bằng cử nhân luật của Việt Nam và đáp ứng đầy đủ những yêu cầu tương tự như đối với Luật sư Việt Nam, không được tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện, người bào chữa , người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trước Tòa án Việt Nam. Do vậy, phạm vi hành nghề trong hoạt động đại diện ngoài tố tụng cũng không áp dụng đối với Luật sư nước ngoài khi các yêu cầu của khách hàng có liên quan đến pháp luật Việt Nam
Hoạt động đại diện ngoài tố tụng của Luật sư có những đặc điểm sau:
-
- Về tính chất: đại điện ngoài tố tụng của một trong bốn phạm vi cung cấp dịch vụ pháp lý của Luật sư, theo đó, Luật sư thực hiện chức năng đại diện, theo ủy quyền của khách hàng để tiến hành các công việc mà Luật sư đã nhận theo thỏa thuận với khách hàng.
- Về phạm vi ủy quyền: hoạt động đại diện ngoài tố tụng có thể gồm toàn bộ thỏa thuận giữa Luật sư và khách hàng và các công việc cần thực hiện theo phạm vi, nội dung được ghi nhận trong hợp dồng dịch vụ pháp lý hoặc theo sự phân công của cơ quan, tổ chức nơi Luật sư hành nghề với tư cách là cá nhân làm việc theo hợp đồng lao động.
- Về hình thức đại diện: thỏa thuận về việc Luật sư đại diện cho khách hàng luôn phải được thực hiện bằng văn bản, theo đó, các bên phải lập giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền được công chứng viên chứng nhận hoặc ủy ban nhân dân có thẩm quyền chứng thực.
- Về trách nhiệm pháp lý của nghề Luật sư: khi đại diện cho khách hàng, Luật sư có quyền như một người đại diện theo ủy quyền của khách hàng theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lĩnh vực Luật sư đại diện ngoài tố tụng
Theo điều 4, điều 22, điều 29 Luật luật sư, các lĩnh vực pháp lý mà Luật sư có thể cung cấp dịch vụ đại diện ngoài tố tụng là rất rộng bao gồm tất cả các lĩnh vực pháp luật, ngoại trừ các lĩnh vực bị cấm theo quy định của các luật, bộ luật theo quy định của các luật, bộ luật hình sự,dân sự và hành chính.
Yêu cầu của đại diện ngoài tố tụng của Luật sư
Về hình thức pháp lý, Luật sư và khách hàng các lập quan hệ ủy quyền thông qua văn bản ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền, văn bản phải được công chứng hoặc chứng thực
Về nội dung và phạm vi công việc đại diện, để tránh các rắc rối pháp lý phát sinh trong văn bản ủy quyền cần thỏa thuận rõ nội dung công việc mà Luật sư đại diện, phạm vi, thời gian, thù lao và chi phí đại diện hoặc phương thức tính chi phí, đồng thời cũng cần thỏa thuận rõ các quyền và nghĩa vụ khác giữa hai bên
Về kỹ năng đại diện, để đại diện cho khác hàng có hiệu quả, bảo vệ quyền và lợi ích tốt nhất cho khách hàng, ngoài nắm vững các quy định chung của pháp luật, Luật sư cần nghiên cứu kỹ các kỹ ăng quy định pháp luật chuyên nghành , các chuẩn mực kinh tế – xã hội trong lĩnh vực được đại diện để vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ của mình , bảo vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Trách nhiệm của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng
Khi đại diện ngoài tố tụng, nếu không tuân thủ các quy định của pháp luật và Quy tắc Đạo đức Ứng xử nghề nghiệp luật sư, Luật sư sẽ phải chịu trách nhiệm với những hành vi của mình. Trách nhiệm của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng cũng bao gồm hai loại trách nhiệm pháp lý và trách hiểm đạo đưc nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật).
- Trách nhiêm pháp lý của Luật sư bao gồm:
+ Trách nhiệm hình sự :
Khi thực hiện hành vi đại diện ngoài tố tụng vượt qua khả năng ủy quyền và phạm vi pháp luật, xâm hại quyền lợi của khách hàng, của nhà nước hoặc chủ thể khách đến mức phải bị coi là tội phạm, Luật sư sẽ bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật hình sự và Bộ luật tố tụng hình sự.
+ Trách nhiệm hành chính :
Khi đại diên ngoài tố tụng cho khách hàng, Luật sư thực hiện hành vi vi phạm quy định của pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật sẽ bị xử lý hành chính sẽ phải gánh chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình. Luật sư có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, ngoài ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác nếu có hành vi vi phạm trong khi đại diện cho khách hàng.
+ Trách nhiệm dân sự:
Khi đại diện ngoài tố tụng, Luật sư có thể phải gánh chịu trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của Luật sư khi đại diện ngoài tố tụng là trách nhiệm phát sinh khi Luật sư vi phạm nghĩa vụ hợp đồng theo dịch vụ pháp lý hoặc hợp đồng ủy quyền đã ký kết, gây thiệt hại cho khách hàng, phải bồi thường thiệt hại cho khách hàng.
- Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật): là loại trách nhiệm thứ hai của Luật sư có thể phát sinh khi đại diện ngoài tố tụng cho khác hàng, được quy định và áp dụng tương tự như trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của Luật sư khi tham gia tố tụng.
Dịch vụ pháp lý khác ca Luật sư là các dịc vụ mà Luật sư cung cấp cho khách hàng nhưng không thuộc phạm vị tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng cũng không thuộc phạm vi đại diện ngoài tố tụng.
Dịch vụ pháp lý của Luật sư thông thường bao gồm việc giúp đỡ khách ahgfn thực hiện các công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch công việc khác theo quy định của pháp luật. Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luạt sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Đặc điểm của hoạt động dịch vụ pháp lý khác của Luật sư:
- Là dịch vụ pháp lý mà Luật sư cung cấp cho khách hàng nhưng ngoài phạm vi tố tụng, phạm vi đại diện ngoài tố tụng và phạm vi tư vấn pháp luật.
- Các dịch vụ pháp lý khác của Luật sư rất đa dạng, phát sinh rất nhiều lĩnh vực pháp luật theo yêu cầu của khách hàng.
Ví dụ 1 : Phiên tòa phúc thẩm dân sự xét xử vụ án đòi quyền sử dụng đã kết thức, Tòa án đã tuyên bố khách hàng của Luật sư A thắng kiện, được công nhân và trả lại quyền sử dụng đất đối với diện tích 50m2. Sau khi khách hàng được thi hành án, được giao lại thửa đất theo bản án, Luật sư A đã giúp khác hàng hoàn thiện hồ sơ để làm thủ tục dề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sở hữu nhà và tài sản khác gắn liền với đất cho khách hàng.
Ví dụ 2: để giúp khách hàng đề nghị cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép lao động cho khách hàng là người lao động nước ngoài tại Việt Nam, Luật sư đã tiến hành dịch thuật, công chứng, chứng thực các giấy tờ, bằng cấp của khách hàng và hoàn thiện hồ sơ cho khách hàng theo đúng squy định của pháp luật lao động Việt Nam.
Ví dụ 3: Luật sư A giúp khách hàng B hoàn thiện hồ sơ để khiến nại quyết định của Ủy ban nhân dân quận B, thành phố H dùng vào việc xây dựng khu đô tị thuộc dự án V.
Trong thực tế, dịch vụ pháp lý khác của Luật sư có thể là dịch vụ chính thức hoặc cũng có thể là dịc vụ có tính chất gia tăng trong một vụ việc khác. Trong trường hợp là dịch vụ chính thức, Luật sư và khách hàng phải đăng ký hợp đồng dịch vụ pháp lý để thực hiệ coong việc thuộc dịch vụ này. TRường hợp dịch vụ pháp lý khác là dịch vụ gia tăng mà Luật sư cung cấp cho khác hàng sau tố tụng, thì giữa Luật sư và khách hàng đã có hợp đồng dịch vụ pháp lý từ trước đó nên có thể có thỏa thuận về các đối tượng dịch vụ pháp lý khác này. Trường hợp chưa có, phải ký kết hợp đồng bổ sung, tuy nhiên không tính thêm thù lao và chi phí Luật sư. Do vậy dịch vụ pháp lý khác lúc này chỉ có tính chất gia tăng hỗ trợ, vẫn thuộc trách nhiệm cung cấp dịch vụ của Luật sư với khách hàng, không được thu thêm thù lao hoặc chi phí.
-
- Về quyền và nghĩa vụ của Luật sư, khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, Luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.
Lĩnh vực thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng
Khi nền kinh tế ngày càng phát triển thì hiểu biết của khách hàng ngày càng được nâng cao và sự chuyên nghiệp hóa trong môi trường nghề nghiệp Luật sư ngàu càng mạnh mẽ, dịch vụ pháp lý khác của Luật sư sẽ có cơ hội phát triển. Mọi vấn đề thuộc phạm vi pháp lý khách hàng sẽ tìm đến Luật sư nhờ giải quyết. Theo quy định của pháp luật, các dịch vụ pháp lý khác mà Luật sư rất đa dạng, phát sinh trong rất nhiều lĩnh vực pháp luật theo yêu cầu khách hàng. Các dịch vụ pháp lý khác của Luật sư cung cấp cho khách hàng không bị coi là giới hạn ngoại trừ các dịch vụ thuộc phạm vi tư vấn, tham gia tố tụng và đại diện ngoài tố tụng.
Yêu cầu của việc cung cấp dịch vụ pháp lý khác
Có hợp đồng dịch vụ pháp lý đang có hiệu lực pháp luật giữa Luật sư và khách hàng để thực hiện dịch vụ pháp lý khác. Để tránh các rắc rối pháp lý có thể xảy ra, giữa Luật sư và khác hàng cần xác lập hợp đồng dịch vụ pháp lý, trong quy định rõ ràng về quyền và nghĩa vụ của các bên trong thực hiện công việc thuộc dịch vụ pháp lý khác, kể cả trường hợp dịch vụ pháp lý khác là dịch vụ gia tăng , miễn phí cho khác hàng.
Luật sư tuân thủ đầy đủ các quy định của pháp luật về Luật sư, các quy định của pháp luật khác có liên quan, tuân thủ đầy đủ các quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp của Luật sư khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng.
Luật sư phải có kỹ năng cung cấp dịch vụ pháp lý khác. Như đã phân tích ở trên, do dịch vụ pháp lý khác của Luật sư rất đa dạng, phong phú và phát sinh trong nhiều nghành nghề phát luật khác nhau, trải dài trong nhiều lĩnh vực của đời sống kinh tế – xã hội đôi khi rất chuyên nghành, chuyên sâu nằm ngoài khả năng chuyên môn của Luật sư. Do vậy, Luật sư sẽ phải rất chuyên nghiệp, có khả năng thích ứng cao. Ngoài việc chủ động, tích cực thực hiện dịch vụ pháp lý, Luật sư cần có kỹ năng làm việc nhóm, kết nối dịch vụ để bảo đảm thực hiện dịch vụ pháp lý khác tốt nhất cho khác hàng.
Trách nhiệm của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác
Cũng giống như phạm vi cung cấp dịc vụ pháp lý tư vấn dịch vụ pháp luật, tham gia tụng, đại diện ngoài tố tụng, khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác cho khách hàng, nếu Luật sư vi phạm pháp luật, vi phạm quy tắc đạo đức, ứng xử nghề nghiệp sẽ làm phát sinh trách nhiệm của Luật sư. Trách nhiệm của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác bao gồm: Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật của Luật sư).
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác, Luật sư không tuân thủ đúng, nếu Luật sư vị phạm pháp luật, vi phạm Quy tắc Đạo đức Ứng xử nghề nghiệp thì sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Trách nhiệm của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác bao gồm hai loại: Trách nhiệm pháp lý và trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp (trách nhiệm kỷ luật).
- Trách nhiệm pháp lý của Luật sư bao gồm:
+ Trách nhiệm hình sự:
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác mà vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền lợi của khách hàng, của nhà nước và các chủ thể dến mức bị coi là tội phạm, thì đều bị xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của bộ luật hình sự và bộ luật tố tụng hình sự.
+ Trách nhiệm hành chính:
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác, thực hiện hành vi có lỗi, vi phạm quy định pháp luật về quản lý nhà nước mà không phải là tội phạm theo quy định của pháp luật thì phải bị xử lý vi phạm hành chính thì sẽ phải chịu trách nhiệm hành chính đối với hành vi của mình trong lĩnh vực tư pháp, Luật sư có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực tư pháp, ngoài ra có thể bị xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực khác nếu có hành vi vi phạm khi đại diện cho khách hàng.
+ Trách nhiệm dân sự :
Khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác, Luật sư có thể phải chịu trách nhiệm dân sự trong hợp đồng. Trách nhiệm dân sự trong hợp đồng của Luật sư khi cung cấp dịch vụ pháp lý khác là trách nhiệm Luật sư vi phạm nghĩa vụ hợp đồng dịch vụ pháp lý hoặc hợp đồng ủy quyền đã ký kết, gây thiệt hại cho khách hàng, phải bồi thường cho khách hàng.
- Trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp: (trách nhiệm kỷ luật) của Luật sư phát sinh khi cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng được quy định và áp dụng tương tự như trách nhiệm đạo đức nghề nghiệp của Luật sư khi tham gia tố tụng.
Công ty luật Dragon
Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long
Điện thoại: 098 301 9109 / 1900 599 979
Nguồn “Sổ tay Luật sư”
Tham khảo Điều lệ liên đoàn Luật sư Việt Nam tại đây
Luật sư vi phạm chịu trách nhiệm gì đọc tại đây