Văn phòng luật sư giải quyết tranh chấp hợp đồng
Văn phòng luật sư Dragon giải quyết tranh chấp hợp đồng
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRANH CHẤP HỢP ĐỒNG
1. Khái niệm:
Tranh chấp hợp đồng là các mâu thuẫn,xung đột, bất đồng ý kiến giữa các bên tham gia quan hệ hợp đồng liên quan đến việc thực hiệnkhông đúng, không đầy đủ (hoặc không thực hiện) _ các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng.
Tranh chấp hợp đồng có các đặc điểm:
– Phát sinh trực tiếp từ quan hệ hợp đồng bởi vậy luôn tuộc quyền tự định đoạt của các bên tranh chấp
– Mang yếu tố tài sản và gắn liền với lợi ích của các bên tranh chấp.
– Nguyên tắc giải quyết các tranh chấp hợp đồng là binh đẳng, thoả thuận.
2. Giải quyết tranh chấp hợp đồng
Tranh chấp hợp đồng đòi hỏi phải được giải quyết thoả đáng bằng một phương thức nào đó nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các bên; đảm bảo trật tự pháp luật và kỷ cương xã hội; giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật của công dân, góp phần ngăn ngừa sự vi phạm hợp đồng. Xuất phát từ ý nghĩa đó mà việc giải quyết tranh chấp hợp đồng phải nhanh chóng, chính xác, đúng pháp luật; quyết định giải quyết phải có giá trị thi hành cao; quá trình giải quyết phải đảm bảo tính dân chủ và quyền tự định đoạt của các bên; chi phí giải quyết tranh chấp.
Tranh chấp hợp đồng có thể giải quyết bằng các phương thức khác nhau: Hoà giải, trọng tài, toà án. Khi tranh chấp phát sinh, các bên có thể lựa chọn một phương thức giải quyết tranh chấp phù hợp hoặc sử dụng phối hợp nhiều phương pháp. Các yếu tố chi phối đến việc lựa chọn phươngthức giải quyết tranh chấp có thể kể đến:
– Những lợi thế mà phương thức đó có thể đem lại cho các bên;
– Mức độ phù hợp của phương thức đó với nội dung và tính chất của tranh chấp, với thiện chí của các bên;
– Thái độ của Nhà nước đối với quyền lựa chọn phương thức giải quyết của các bên
II. các phương thức giải quyết tranh chấp Hợp đồng
1 Phương thức thương lượng, hoà giải:
Đây là hình thức giải quyết tranh chấp xuất hiện sớm nhất trong lịch sử loài người. Bản chất của hình thức này là các bên tranh chấp cùng nhau bàn bạc, thoả thuận cùng đi đến thống nhất một phương án giải quyết bất đồng giữa họ và tự nguyện thực hiện phương án đó.
ở Việt nam, qua các thời kỳ phát triển kinh tế- xã hội, việc hoà giải các tranh chấp trong đó tranh chấp hợp đồng luôn được coi trọng. Khi tranh chấp phát sinh các bên phải tự thương lượng, hoà giải với nhau. Nếu thương lượng, hoà giải không thành mới đưa ra giải quyết tại Toà án có thẩm quyền hoặc trọng tài như thoả thuận của các bên.
Giải quyết tranh chấp kinh tế bằng hoà giải thể hiện hàng loạt ưu điểm. Thứ nhất, đây là phương thức giải quyết đơn giản, nhanh chóng ít tốn kém; Thứ hai, các bên hoà giả thành thì không có kẻ thắng người thua nên không gây ra tình trạng đối đầu do đó vẫn duy trì được quan hệ hợp tác vốn có giữa các bên; Thứ ba, hoà giải xuất phát từ sự tự nguyện nên các bên sẽ nghiêm túc thực hiện.
Tuy nhiên mặt hạn chế của phương án hoà giải là nhiều trưòng hợp người không thiên chí sẽ lợi dụng thủ tục hoà giải để trì hoãn việc thực hiện nghĩa vụ
2 Phương thức Trọng tài
Trọng tài là một phương thức giải quyết tranh chấp, theo đó các bên thoả thuận đưa những tranh chấp đã hoặc sẽ phát sinh giữa họ ra giải quyết tại Trọng tài sau khi xem xét sự việc, sẽ đưa ra phán quyết có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên
Cũng giống thương lưọng, hoà giải, phương thức trọng tài bắt nguồn từ sự thoả thuận của các bên trên có sở sự tự nguyện. Để đưa tranh chấp ra giải quyết các bên phải có thoả thuận trọng tài. Và khác với hoà giải, trọg tài là một cơ quan tài phán. Tính tài phán của trọng tài thể hiện ở chỗ trọng tài được quyền đưa ra quyết định giải quyết vụ việc và quyết định này có giá trị cưỡng chế thi hành đối với các bên.
3 Toà án:
Là một phương thức giải quyết phổ biến khi có một tranh chấp hợp đồng xảy ra. Khi tranh chấp hợp đồng phát sinh, nếu các bên không tự thương lượng, hoà giải được với nhau thì có thể được giải quyết tại Toà án. Và tuỳ thuộc vào bản chất hợp đồng khác nhau mà tiến hành theo thủ tục tố tụng khác nhau tại toà án có thẩm quyền
Như vậy về lý thuyết khi có tranh chấp hợp đồng phát sinh thì các bên có thể tiến hành một trong các phương thức giải quyết như trên. Việc giải quyết tranh chấp ổn thoả, đảm bảo lợi ích cao nhất cho các bên phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó vai trò của người luật sư là một yếu tố quan trọng. Vai trò đó được thể hiện như thế nào trong quá trình giải quyết tranh chấp, phần tiếp theo dưới đây sẽ phân tích một cách chi tiết, cụ thể.
III. Vai trò của luật sư trong việc lựa chọn các phương thức giải quyết tranh chấp hợp đồng.
Luật sư có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay khi mà nền kinh tế thị trường đang có nhiều biến động, các quan hệ kinh doanh ngày càng phát triển và phức tạp hơn thì vai trò của luật sư thể hiện khá rõ nét.
Vai trò của luật sư thể hiện qua các hoạt động sau:
– Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu liên quan đến hợp đồng tranh chấp: Đây là một hoạt động quan trọng, thông qua nghiên cứu hồ sơ, tài liệu, luật sư có thể nắm vững được nội dung sự việc, phát hiện những tình tiết có lợi cho khách hàng, ví dụ hợp đồng thiếu điều khoản quan trọng, hình thức hợp đồng không phù hợp với quy định của pháp luật, người đại diện ký kết hợp đồng không đúng thẩm quyền … Những tình tiết đó luật sư có thể sử dụng để bảo vệ quyền và lợi ích cho thân chủ của mình. Vì vậy bước đầu tiên quan trọng khi nhận một vụ việc tư vấn giải quyết tranh chấp hợp đồng luật sư phải quan tâm tới việc nghiên cứu kỹ hồ sơ.
– Giai đoạn hoà giải: Giai đoạn này thể hiện rõ nét vai trò của luật sư. Luật sư có thể là trung gian hoà giải hay có thể là người đại diện cho các bên trong tranh chấp. Trong thực tế không phải bất kỳ tranh chấp nào xảy ra cũng có thẻ ngồi vào bàn đàm phán để thoả thuận, nhều trường hợp một bên trong hợp đồng không tỏ ra thiên chí khi hoà giải hoặc lợi dụng hoà giải để kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ của mình. Điều này ảnh hưởng nhiều tới việc giải quyết tranh chấp. Vậy nên bằng những kiến thức và kinh nghiệm của mình luật sư phải chủ động nắm bắt được tình hình, phân tích cho các bên thấy được ý nghĩa của việc hoà giải đặc biệt là hoà giải thành …. đưa các bên đi tới thống nhất giải quyết được tranh chấp một cách ổn thoả nhất.
– Trong trường hợp vụ án phải đưa ra giải quyết tại toà án có thẩm quyền: Đây là thủ tục giải quyết tranh chấp tương đối phức tạp và thể hiện rất rõ nét vai trò của luật sư.
Từ khâu chuẩn bị hồ sơ, nghiên cứu hồ sơ, phát hiện những điểm hợp lý, bất hợp lý, những điểm có lợi hay bất lợi đối với thân chủ của mình;
Nghiên cứu các văn bản pháp luật có liên quan;
Đưa ra các căn cứ, lý lẽ giải trình trước toà án
Hướng dẫn cho khách hàng kháng cáo bản án sơ thẩm;
Trong giai đoạn thi hành án.
Nói chung luật sư có vai trò quan trọng trong việc giải quyết các tranh chấp hợp đồng. Với kinh nghiệm và chuyên môn nghiệp vụ Luật sư có thể giúp đỡ khách hàng giải quyết vụ tranh chấp một cách nhanh chóng và hiệu quả.
Van phong luat su Dragon