Văn phòng luật Dragon: Tư vấn trợ cấp thôi việc
Công ty Luật Dragon xin gửi tới Qúy Công ty lời chào trân trọng và lời chúc hợp tác.
Căn cứ vào Hợp đồng dịch vụ pháp lý thường xuyên số: 211/DVPL/DRAGON – HICC ký ngày 02/11/2010 giữa hai bên.
Căn cứ yêu cầu của Quý Công ty.
Câu hỏi :
Hiện nay, doanh nghiệp chúng tôi có một số cán bộ đủ điều kiện về hưu hoặc về hưu trước tuổi theo Điều 145 Bộ Luật Lao động nhưng không làm thủ tục hưu trí mà xin chấm dứt hợp đồng lao động (HĐLĐ) để được hưởng tiền trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ Luật Lao động, sau đó mới làm thủ tục để nhận sổ hưu trí. Trong khi doanh nghiệp chúng tôi có khả năng bố trí công việc phù hợp với trình độ chuyên môn và năng lực của cán bộ với mức lương thu nhập khác
Trả Lời :
Sau khi xem xét, Công ty Luật Dragon có ý kiến trả lời sau đây để Quý Công ty giải quyết chế độ cho NLĐ một cách thỏa đáng:
Trước hết, khi người lao động đủ điều kiện về hưu hoặc đủ điều kiện về hưu trước tuổi thì là thời điểm hợp đồng lao động hết hiệu lực và là căn cứ để chấm dứt hợp đồng lao động. Khi Công ty và người lao động vẫn có nhu cầu tiếp tục ký hợp đồng lao động thì sẽ ký tiếp hợp đồng lao động. Khi đó, người lao động sẽ ký một hợp đồng lao động mới và được nhận lương hưu.
Trường hợp Quý Công ty đưa ra không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc theo Điều 42 của Bộ Luật lao động vì những lý do sau:
Căn cứ nghị định số: 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003;
Căn cứ Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003;
Khoản 1 và khoản 2 điều 145 Bộ Luật Lao động;
Cụ thể như sau:
* Trường hợp nhận trợ cấp thôi việc được quy định tại Điều 14, nghị định số: 44/2003/NĐ-CP ngày 09 tháng 5 năm 2003 :
Trợ cấp thôi việc khi chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 42 Bộ luật Lao động được quy định như sau:
1. Người sử dụng lao động có trách nhiệm trả trợ cấp thôi việc đối với người lao động đã làm việc từ đủ 12 tháng trở lên quy định tại khoản 1 Điều 42 của Bộ luật lao động trong các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động; Điều 37, các điểm a, c, d và điểm đ khoản 1 Điều 38, khoản 1 Điều 41, điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 85 và nghỉ hưởng chế độ hưu trí hàng tháng quy định tại Điều 145 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung người lao động không được trợ cấp thôi việc.
Trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động và Điều 31 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì người lao động không hưởng trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 1 Điều 42, mà được hưởng trợ cấp mất việc làm quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ luật Lao động.
Trường hợp người lao động chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật quy định tại khoản 2 Điều 41 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung là chấm dứt không đúng lý do quy định tại khoản 1 hoặc không báo trước quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 37 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi, bổ sung thì không được trợ cấp thôi việc.
* Hơn nữa, trường hợp trợ cấp thôi việc được hướng dẫn tại điểm 2, mục III, thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003 hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định 44/2003/NĐ-CP ngày 09/5/2003 như sau:
Các trường hợp được trợ cấp thôi việc và không được trợ cấp thôi việc theo khoản 1 Điều 14 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP được quy định cụ thể như sau:
a) Các trường hợp được trợ cấp thôi việc:
– Người lao động chấm dứt hợp đồng theo Điều 36; Điều 37; các điểm a, c, d khoản 1 Điều 38; khoản 1 Điều 41; điểm c khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.
– Người lao động làm việc trong doanh nghiệp nhà nước được tuyển dụng trước khi có chế độ hợp đồng lao động, thì khi nghỉ việc được tính trợ cấp thôi việc như người đã ký hợp đồng lao động.
– Người lao động bị chấm dứt hợp đồng lao động do doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức chấm dứt hoạt động quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 38 của Bộ Luật Lao động là các trường hợp: Doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức được cấp có thẩm quyền quyết định giải thể, tòa án tuyên bố phá sản, giấy phép hoạt động đã hết hạn, doanh nghiệp vi phạm pháp luật bị cơ quan có thẩm quyền rút giấy phép hoạt động hoặc thu hồi giấy phép đăng ký kinh doanh.
b) Các trường hợp không được trợ cấp thôi việc:
– Người lao động bị sa thải theo điểm a và điểm b, khoản 1 Điều 85 của Bộ Luật Lao động.
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà vi phạm về lý do chấm dứt hoặc thời hạn báo trước quy định tại Điều 37 của Bộ Luật Lao động.
– Người lao động nghỉ việc để hưởng chế độ hưu trí hàng tháng theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 145 của Bộ Luật Lao động.
– Người lao động chấm dứt hợp đồng lao động theo khoản 1 Điều 17 và Điều 31 của Bộ Luật Lao động đã được hưởng trợ cấp mất việc làm.
Như vậy, trường hợp người lao động của Quý Công ty họ có đủ điều kiện hưởng lương hưu theo quy định của pháp luật lao động ( Đủ tuổi đời và thời gian đóng bảo hiểm xã hội ít nhất 15 năm…) quy định tại khoản 1, 2 Điều 145 BLLĐ. Do vậy không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc.
Khoản 1 và khoản 2 điều 145 Bộ Luật Lao động quy định như sau:
1. NLĐ được hưởng chế độ hưu trí hàng tháng khi có đủ điều kiện về tuổi đời và thời gian đã đóng BHXH như sau:
a) Nam đủ 60 tuổi, nữ đủ 55 tuổi. Tuổi đời được hưởng chế độ hưu trí của những người làm các công việc nặng nhọc, độc hại hoặc làm việc ở vùng cao, biên giới, hải đảo và một số trường hợp đặc biệt khác do Chính phủ qui định;
b) Đã đóng bảo hiểm xã hội 20 năm trở lên.
Lao động nữ đủ 55 tuổi và đủ 25 năm đóng BHXH, lao động nam đủ 60 tuổi và đủ 30 năm đóng BHXH được hưởng cùng tỉ lệ lương hưu hằng tháng tối đa do Chính phủ qui định.
2. Trường hợp NLĐ không đủ điều kiện qui định tại khoản 1 điều này, nhưng nếu có một trong các điều kiện sau đây thì cũng được hưởng chế độ hưu trí hằng tháng với mức thấp hơn:
a) NLĐ đủ điều kiện về tuổi đời qui định tại điểm a khoản 1 điều này mà chưa đủ 20 năm đóng BHXH nhưng ít nhất đã có đủ 15 năm đóng BHXH;
b) NLĐ đã đóng BHXH 20 năm trở lên chưa đủ điều kiện về tuổi đời nhưng ít nhất đã đủ 50 tuổi đối với nam, 45 tuổi đối với nữ mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
c) NLĐ làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại theo qui định của Chính phủ, đã đóng BHXH từ 20 năm trở lên mà bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên
Vì vậy, Người lao động trong quý Công ty không được hưởng chế độ trợ cấp thôi việc khi họ chấm dứt Hợp đồng lao động mà sẽ làm thủ tục để được hưởng lương hưu hàng tháng.
– Lưu ý ; Ngoài việc căn cứ theo luật, Công ty căn cứ trên nội quy, quy chế của công ty trong việc người lao động được hưởng trợ cấp khi họ xin nghỉ việc hoặc Liên quan đến quy chế sa thải người lao động.. Nếu trong quy chế công ty có chính sách đó thì phải áp dụng theo quy chế của công ty.
Trên đây là căn cứ để Quý Công ty xem xét giải quyết.
Trân trọng cảm ơn !
Công ty luật Dragon