Văn phòng luật sư Dragon có ý kiến về tranh chấp bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh
Tại Hà Nội Hội đồng xét xử sơ thẩm nhận định, chấp nhận một phần yêu cầu phản tố của Công ty DS (đạo diễn Việt Tú là Giám đốc – bị đơn trong vụ án), xác định vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” là tác phẩm phái sinh từ vở diễn thực cảnh “Ngày xưa”.
+ Tinh hoa Bắc bộ do đạo diễn Nguyễn Nhật Nam sáng tác.
Do đó ông Nam cho rằng, mình phải được tòa xác định là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án này. Nhưng tòa đã không triệu tập ông dù bản án tuyên Tinh hoa bắc bộ là tác phẩm phái sinh từ vở diễn thực cảnh “Ngày xưa”. Để có góc nhìn từ văn phòng luật sư giỏi tranh tụng và có uy tín tại Hà Nội theo quy định pháp luật hiện hành, trong trường hợp này, ý kiến của ông Nam có đúng không về việc tòa không xác định ông là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan. Nhưng lại nhắc tác tác phẩm của ông ở phần tuyên án?
Cám ơn các Luật sư tư vấn Công ty luật Dragon.
Văn phòng luật sư Dragon trả lời:
– Căn cứ vào quy định của Bộ Luật tố tụng dân sự năm 2015;
– Căn cứ vào nội dung vụ án và phán quyết của TAND TP. Hà Nội ngày 20/3/2019.
Luật sư chuyên giải quyết tranh chấp về quyền sở hữu về Bảo hộ quyền tác giả đối với tác phẩm phái sinh, có quan điểm, ý kiến về việc trên như sau:
Đây là vụ án có liên quan và ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi ích hợp pháp của đạo diễn Nguyễn Nhật Nam, cũng như để đảm bảo giải quyết vụ án được khách quan, toàn diện, đúng pháp luật vì vậy, luật sư nhận thấy việc TAND TP. Hà Nội không đưa ông Nguyễn Nhật Nam vào với tư cách là người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan đến vụ án là một thiếu xót và vi phạm về tố tụng. Bởi lẽ:
Thứ nhất: vở diễn thực cảnh “Tinh hoa Bắc Bộ” của đạo diễn Nguyễn Nhật Nam được Tòa là tác phẩm phái sinh từ vở diễn thực cảnh “Ngày xưa” của đạo diễn Việt Tú là Giám đốc – bị đơn trong vụ án). Do vậy, theo quy định tại khoản 3 Điều 73. Quyền, nghĩa vụ của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì:
Khoản 3. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan nếu tham gia tố tụng với bên nguyên đơn hoặc chỉ có quyền lợi thì có quyền, nghĩa vụ của nguyên đơn quy định tại Điều 71 của Bộ luật này.
“Công ty Tuần Châu giữ quyền sở hữu tác phẩm “Ngày Xưa”. Do vậy, ông Nam – tác giả của tác phẩm phái sinh “Tinh Hoa Bắc bộ” là người có quyền lợi liên quan tới nguyên đơn. Do đó, ông Nam phải được mới với tư cách người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan theo quy định của bộ luật tố tụng dân sự 2015.
Như vậy, trong vụ án này, khi yêu cầu phản tố của bị đơn là đạo diễn được TAND TP. Hà Nội chấp nhận, đương nhiên ông Nam là người có liên quan đến yêu cầu phản tố của bị đơn. Đặc biệt là liên quan đến tranh chấp về tác phẩm phái sinh trên. Cho nên, Tòa cần phải xác định rõ chủ thể và yêu cầu phản tố của bị đơn đưa ông Nam vào với tư cách tố tụng là người liên quan để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho các bên. Đồng thời, giải quyết vụ án được khách quan, đúng pháp luật.
Trong trường hợp, nếu sau bản án sơ thẩm, các đương sự kháng cáo và có kháng nghị của VKSND TP. Hà Nội để xét xử theo trình tự phúc thẩm. Theo thẩm quyền giải quyết sẽ là TAND cấp cao tại Hà Nội. cấp phúc thẩm nếu xét thấy việc cần thiết phải đưa ông Nam vào có thể bổ sung tư cách tố tụng hoặc nếu thấy việc Tòa sơ thẩm không đưa ông Nam tham gia vào giải quyết vụ án. Dẫn đến, vụ án không được giải quyết đầy đủ, hoàn toàn có quyền hủy bản án sơ thẩm để xét xử lại theo quy định tại Điều 310 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 như sau:
Điều 310. Hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm
Hội đồng xét xử phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, hủy một phần bản án sơ thẩm và chuyển hồ sơ vụ án cho Tòa án cấp sơ thẩm giải quyết lại vụ án theo thủ tục sơ thẩm khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Việc thu thập chứng cứ và chứng minh không theo đúng quy định tại Chương VII của Bộ luật này hoặc chưa được thực hiện đầy đủ mà tại phiên tòa phúc thẩm không thể thực hiện bổ sung được.
- Thành phần của Hội đồng xét xử sơ thẩm không đúng quy định của Bộ luật nàyhoặc có vi phạm nghiêm trọng khác về thủ tục tố tụng ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
Trên đây là quan điểm ý kiến của Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long Giám đốc Công ty Luật Dragon – Đoàn Luật sư TP. Hà Nội về nội dung vụ án trên.
Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội và Luật sư Hải Phòng theo địa chỉ dưới đây.
- Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy: Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
- VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
- Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.
Văn phòng luật sư Dragon cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây
Trân trọng!