Văn phòng luật sư Hà Nội giao lưu trực tuyến với các khách mời
Đúng 9h sáng nay 21/12, báo Nguoiduatin.vn và Kênh truyền thông Tin Mới giao lưu trực tuyến với các khách mời là phó giáo sư, tiến sỹ Trịnh Hòa Bình, tiến sỹ, luật sư Triển, nữ nhà văn trinh thám Di Li.
Phải chăng cần phải tăng cường dạy kỹ năng sống trong các nhà trường?
Nhà văn Di Li: Theo tôi, dạy kĩ năng sống mang tính lý thuyết nhàm chán và không hiệu quả. Nhiều trường học các nước tiên tiến, họ dạy kỹ năng sống để vui chơi, tất cả những kĩ năng làm như thật vừa chơi vừa học, chúng ta cần có sự chuyên nghiệp hóa về dạy kỹ năng sống ứng phó với các loại tội phạm cho các cháu từ nhỏ. Vì tội phạm ngày nay càng nguy hiểm, nó cái đó liên quan đến tính mạng. Chúng ta phải có những cách ứng xử, nếu gặp phải trường hợp đó thì làm như thế nào. Cần có những đường dây nóng và sự quảng bá rộng rãi cho người dân.
Xin ông cho biết, cách ứng xử của người công dân khi bắt gặp côn đồ (hoặc nhóm côn đồ) dùng vũ khí hành hung người khác (hoặc nhóm người khác) tay không?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Hiện nay, xã hội chúng ta đang tôn vinh những hành vi nghĩa hiệp của các hiệp sĩ đường phố. Nhưng trong các xã hội phát triển thì lại được giáo dục là: tham gia vào sự kiện nhanh nhất với những gì mình có, sử dụng kỹ năng được giáo dục, trong điều kiện cho phép, nhanh chóng báo cho người có trách nhiệm kịp thời… Đôi khi, lòng nhiệt tình không giúp giải quyết vấn đề. Những mất mát trong quá trình đấu tranh không cân sức là không.
PGS.TS Trịnh Hòa Bình đang trả lời trực tuyến các câu hỏi
Thưa luật sư, ông có đồng tình với quan điểm của nhà văn DiLi không?
TS. Luật sư Triển: Tôi đồng tình với nhà văn DiLi. Chúng ta cần làm rõ chức năng phòng tội phạm chính là của ai? Tôi tin chắc rằng không có gì qua khỏi mắt công an, như công an phường, xã, tổ dân phố… nhưng tại sao vẫn có nhiều vụ án đáng buồn xảy ra. Phải chăng ẩn sau vấn đề tội phạm không được triển khai, công tác phòng ngừa không được tốt?
Giới nhà văn có cảm xúc gì về hiện tượng con người vô cảm với chính đồng loại của mình, ví dụ như một số sự việc xảy ra gần đây, như thấy người bị nạn, cướp giật chỉ đứng nhìn chứ không giúp?
Nhà văn Di Li: Nguyên nhân một là do văn hóa sống đô thị: Soi chiếu trên nguyên nhân tại sao sự vô cảm gia tăng, tại sao càng ở đô thị lớn tội ác càng gia tăng, còn ở nông thôn tội phạm ít hơn thành phố. Những nước phương Tây tội phạm phát triển hơn ta, tuy nhiên hệ thống luật pháp, công nghệ điều tra hình sự của họ phát triển hơn rất nhiều. Ý thức người dân phòng chống tội phạm của ta rất là kém.
Ngoài tính cách người đô thị, còn là sợ hệ lụy, những cơ quan chức năng cần tăng cường đường dây nóng, trung tâm bảo vệ nhân chứng, quảng bá đường dây nóng ở đâu, để người dân có thể biết để an tâm hơn, bởi không phải ai cũng có kĩ năng để bắt cướp.
Tôi rất hoang mang về tình hình giới trẻ hiện nay, trong vài năm gần đây, số trẻ vị thành niên phạm tội gia tăng đột biến. Nguyên nhân thì có nhiều, xin hỏi tại sao đã tìm ra nguyên nhân mà vẫn để tình trạng này xảy ra, gây ra những hậu quả nghiêm trọng, làm bức bối trong nhân dân?
TS. Luật sư Triển: Có rất nhiều nguyên nhân, đến từ gia đình và xã hội. Nguyên nhân chính đang đặt ra là sự giáo dục của gia đình, bên cạnh đó Nhà nước và xã hội phải trách nhiệm thêm. Hiện nay, chúng ta có rất nhiều tổ chức đảm bảo an sinh xã hội nhưng các tổ chức này góp phần vào đâu hay chỉ có góp thành tích báo cáo, điều này chúng ta cần xem xét lại.
Thêm nguyên nhân từ trách nhiệm của Nhà nước. Có thể nói, pháp luật chúng ta chưa nghiêm, việc triển khai thực hiện pháp luật, phổ biến pháp luật trong nhân dân chưa nhân rộng. Tình hình tội phạm gia tăng là trách nhiệm toàn xã hội, nhưng chưa triệt để, khi bùng mới bắt đầu tìm cách chữa cháy, xử lý không nhanh và chưa xử oan sai.
Kính thưa Luật sư, trưởng Văn phòng luật sư tại Hà Nội, theo ông, luật pháp có đủ chế tài để ngăn chặn việc đó không?
TS. Luật sư Triển: Theo báo cáo của Chính phủ, tội phạm trẻ vị thành niên đang gia tăng nhanh chóng, số lượng từ 16.000 đến 18.000 người trong năm 2012. Vấn đề đặt ra là chống tội phạm không chỉ trong hệ thống pháp luật mà còn ở trong mỗi người.
Các vụ án dã man gần đây như Lê Văn Luyện, Vũ Đức Tiềm… ở nước nào cũng có, nhưng nhiều hay ít, nguyên nhân là gì… chúng ta thừa sức ngăn chặn. Nhưng ngăn chặn thế nào cần nhiều giải pháp đặt ra, phải đấu tranh, phòng chống tội phạm là chính. Chúng ta không nên bi quan mà cần đi tìm gốc gác. Đây là trách nhiệm của toàn xã hội, đây là lỗi mang tính hệ thống, đã đến lúc báo động.
Cảm nghĩ của chị như thế nào về vụ giết bạn trên giảng đường ở trường Đại học Kinh doanh Công nghệ?
Nhà văn Di Li: Thú thực là càng ngày tôi càng không dám đọc và truy cập tin tức vì quá nhiều những vụ án thương tâm. Những tội phạm này không loại trừ trong thành phần trí thức, đây là điều chúng ta cần phải vào cuộc, trên phương diện tâm lý và xã hội học.
Cách đây 2 hôm, có một sự việc đáng buồn xảy ra, một sinh viên bị đâm chết chỉ vì một câu nói, xin hỏi PSG.TS Trịnh Hòa Bình nghĩ gì?
PGS.TS Trịnh Hòa Bình: Đầu tiên là tôi rất đau lòng khi sự việc xảy ra. Nhưng nếu nghiền ngẫm kỹ ra thì ngày nay giới trẻ (thanh, thiếu niên) sống trong bầu không khí, bầu tâm trạng đầy ẩn ức, kìm nén, chỉ chực chờ những khoảnh khắc để bộc lộ, dẫn tới hành vi không kiểm soát. Còn sâu xa hơn là việc giáo dục nhân cách con người xuất phát từ gia đình là chưa đầy đủ.
Chúng ta có một phức hợp các nguyên nhân. Vì thế nên giải pháp cũng phải là đa giải pháp. Và biện pháp hữu hiệu nhất hiện nay là phòng hơn tránh. Phòng ngừa và ngăn chặn phải đánh vào tất cả cội nguồn của tội ác. Nhưng cũng không thể tìm ra nguyên nhân thì đều có biện pháp giải quyết ngay. Con người trưởng thành có nhiều giai đoạn, đến lúc nào đó, cá nhân không chỉ chịu tác động bất cứ thành tố nào trong xã hội. Cá nhân sống trong mối quan hệ xã hội, vì vậy nên phải thiết lập các mối quan hệ.
Cuộc giao lưu xung quanh chủ đề các giải pháp, các vấn đề xã hội nổi cộm liên quan đến tình trạng tội phạm man rợ xuất hiện ngày càng nhiều. Dưới góc độ xã hội học, hiện tượng này phản ánh điều gì? Dưới góc độ luật học, các giải pháp nào để ngăn chặn, chế tài nào có hiệu quả trong việc vừa như là một công cụ giáo dục, vừa như là một công cụ răn đe nhằm giảm thiểu tình hình tội phạm cũng như bảo đảm nền an ninh trật tự chung của xã hội.
Công ty luật Dragon
Luật sư Nguyễn Minh Long