Vị trí vai trò của Luật Sư ( Tập 1)
Khoảng hơn 20 năm trở lại đấy, Luật sư và nghề Luật sư ở nước ta đã nhận được sự quan tâm của cộng đồng xã hội và Nhà Nước vì những đóng góp đáng kể cho hoạt động tư pháp và, xây dựng nhà nước pháp quyền và sự thúc đẩy kinh tế- xã hội.
Ở nhiều nước phát triển trên thế giới Luật sư và nghề Luật sư luôn nhận được sự tôn vinh về những đóng góp quan trọng của đội ngũ này đối với xã hội Để có thể cung cấp các dịch vụ pháp lý có chất lượng, các Luật sư đã phục vụ khách hàng, phục vụ cộng đồng xã hội bằng cả kiến thức, trí tuệ,bằng tấm lòng đạo đức nghề nghiệp. Muốn làm được điều đó, mỗi Luật sư phải luôn học tập, rèn luyện, tích lũy kiến thức đẻ nâng cao trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, thấm nhuần tinh thần đạo đức ứng xử nghề Luật sư là lấy lẽ phải, công bằng, công lý làm mục tiêu hoạt động, làm pháp luật, làm quy tắc đạo đức làm thước đo cho hành vi và hoạt động nghề nghiệp. Cái khó của nghề Luật sư không đơn thuần là cung cấp kiến thức pháp lý mà phải thông qua trải nghiệm cuộc sống của mình để tư vấn, bảo vệ quyền và lợi tốt nhất cho khách hàng. Tuy nhiên, Luật sư cũng không được để tình trạng vì mong muốn bảo về tốt cho quyền lợi hợp pháp cho khách hàng mà khiến cho cơ quan tiến hành tố tụng hoặc cơ quan nhà nước khác hiểu nhầm là làm khó cho hoạt động của cơ quan đó. Làm sao để khiến cho cơ quan tiến hành tố tụng và cơ quan nhà nước hiểu , nhận thức được mục đích của Luật sư là phối hợp với họ để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhâ,công dân và tổ chức mới chính là một nhiệm vụ không dễ dàng
Về bản chất, nghề Luật sư không đơn thuần chỉ là thể hiện tinh thần phục vụ khách hàng mà còn thể hiện mối quan hệ phối hợp giữa Luật sư và cơ quan nhà nước trong bảo về công lý bảo về luật pháp. Tuy nhiên, không phải lúc nào những giá trị và mục tiêu trong hoạt động nghề nghiệp Luật sư cũng được sự ủng hộ tuyệt đối từ cộng đồng xã hội và các cơ quan công quyền. Nếu xử lý không khéo sẽ rất dễ xảy ra xung đột trong quan hệ pháp lý giữa các chủ thể có vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ khác nhau.
Ví dụ, khi phát hiện và có căn cứ xác định một người có đấu hiệu vi phạm pháp luật , các cơ quan tiến hành tố tụng sẽ khởi tố bị can. Cơ quan điều tra sẽ tiến hành các hoạt động nghiệp vụ để làm sáng tỏ các hành vi phạm tội đó. Luật sư tham gia bào chữa bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị can phải khai thác dược những yếu tố có thể bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bị can, phải đánh giá, thu thập chứng cứ và rà soát lại toàn bộ thủ tục, trình tự tiến hành của cơ quan điều tra em có phù hợp với các quy định của pháp luật tố tụng không. Nếu phát hiện sai sót của cơ quan tiến hành tố tụng, thì với trách nhiệm và bổn phận nghề nghiệp, Luật sư phải có kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền. Trong những trường hợp như vậy ,Luật sư có thể bị cho là làm cản trở hoạt động điều tra và nếu Luật sư không vững vàng về chuyên môn, nghiệp vụ thì sẽ rất khó có thể bảo vệ quyền lợi tốt nhất cho khách hàng.
Luật sư và nghề Luật sư ở những nước phát triển đã tồn tại hàng vài trăm năm cho đến nay được xã hội nghi nhận là một nghề cao quý. Đây là thành quả của một bề dày lịch sử tích lũy kinh nghiệm, là kết quả dày công vun đắp của nhiều thế hệ Luật sư. Thật không đơn giản để được xã hội thừa nhận như vậy, bởi lẽ, nghề nào cũng có những mặt trái của nó, không phải Luật sư nào khi bắt đầu hành nghề và trong suốt cuộc đời nghề nghiệp cũng có thẻ giữ gìn được những giá trị, chuẩn mực của nghề nghiệp, phục vụ khách hàng , phục vụ xã hội, được tất cả mọi người ghi nhận, sẽ có những Luật sư vi phạm pháp luật và vi phạm đạo đức hành nghề.Tuy nhiên, vượt lên những mặt trái của nghề nghiệp, góp phần được những giá tri chuẩn mực của nghề nghiệp, góp phần xây dựng nhà nước pháp quyền, thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội, góp phần giữ gìn an ninh và ổn định xã hội. Những đóng góp và những giá trị đó được xã hội thừa nhận.
Ở Việt Nam, nhờ có công cuộc đổi mới đất nước từ năm 1986, Luật sư và hành nghề Luật sư tiếp tục được đánh giá theo đúng giá trị vốn có của nó. Với việc ban hành Pháp lệnh Luật sư năm 2001, Nhà nước đã xác lập cơ sở pháp lý cho các cơ sở hành nghề Luật sư, để Luật sư và hành nghề Luật sư có cơ hội phát triển .Theo đó tổ chức hành nghề Luật sư có một địa vụ như một doanh nghiệp, tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho sự phát triển của nghề Luật sư. Nghề Luật sư được xác lập là một nghề tự do, Luật sư hoạt động độc lập, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm của tổ chức hành nghề Luật sư. Đặc biệt, sau khi Luật luật sư được ban hành năm 2016, Luật sư và nghề Luật sư đã thực sự nhận được sự quan tâm của Nhà nước và cộng đồng xã hội . Cụ thể, Luật luật sư năm 2016 đã góp phần xã định vị trí của Luật sư và nghề Luật sư trong việc xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.
Vì vậy, vai trò của Luật sư Việt Nam đã được nhìn nhận đánh giá như thé nào trong công cuộc đổi mới, và trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế?
Về mặt thể chế, Nghị quyết số 08-NĐ/TW của Bộ Chính trị ngày 02-01-2002 về “ một số nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp trong thời gian tới “tại điểm c khoản 1 Mục B có nêu” Về việc phán quyết của Tòa án phải có căn cứ chủ yếu vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa , trên cơ sở xem xét đầy đủ , toàn diện các chứng cứ, ý kiến của Kiểm sát viên , người bào chữa , bị cáo , nhân chứng , nguyên đơn, bị đơn, và những người có quyền và nghĩa vụ hợp pháp để ra những bản án , quyết định đúng pháo luật và trong thời hạn quy định”.
Việc quy định kết quả tranh tụng tại phiên tòa là làm căn cứ phán quyết của Tòa án thực sự là một bước tiến về cải cách tư pháp, hướng đến xây dựng một nèn tư pháp dân chủ, văn minh, hiện đại. Nghị quyết số 08-NQ/TW là một luồng giá mở đường cho công cuộc cải cách tư pháp ở nước ta. Luật sư và nghề Luật sư thực sự có đất để dựng võ khi tham gia tố tụng tại tòa. Từ đó, vai trò, vị trí của Luật sư trong tố tụng từng bước được Tòa án quan tâm và coi trọng. Việc nghị quyết số 08-NQ/TW nhằm nhấn mạnh tính cấp thiết cho việc phát triển và kiện toàn đội ngũ Luật sư đủ năng lực và phẩm chất đạo đức cho thấy Đảng và Nha nước đã bắt đầu nhận thức rõ ràng vị trí, vai trò của Luật sư.
Sau Nghị quyết số 08-NQ/TW năm 2002, Bộ Chính trị tiếp tục ban hành nghị quyết số 49-NQQ/TW ngày 02-06-2005 về chiến lược cải cách tư pháp đến năm 2020 , trong đó nêu rõ :” Trong những năm qua, thực hiện nghị quyết của Đảng, nhất là Nghị quyết số 08-NQ/TW , ngày 02-01-2002 của Bộ Chính trị “ về một số nhiệm vụ trọng tâm trong công tác tư pháp trong thời gian tới”, công cuộc cải cách tư pháp đã được các cấp ủy Đảng lãnh đạo , và tổ chức thực hiện với quyết tâm cao, đạt được nhiều thành quả. Nhận được sự quan tâm đối với công tác tư pháp, có nhiều thay đỏi theo hướng tích cực, chất lượng hoạt động tư pháp được nâng lên một bước , góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội , tạo môi trường ổn định cho sự phát triển , hội nhập kinh tế , xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, những kết quả đó mới hỉ là bước đầu và mới chỉ tập trung giải quyết những vấn đè bức xúc nhất .Công tác tư pháo còn bộc lộ rất nhiều hạn chế. Chính sách hình sự, chế định pháp luật dân sự và pháp luật tố tụng tư pháp còn nhiều bất cập, chưa được sủa chữa, bổ sung “.Mục tiêu của cải cách tư pháp được nêu ra trong nghị quyết là:” Xây dựng nền tư pháp trong sạch, vững mạnh , dân chủ, nghiêm minh , bảo vệ công lý, từng bước hiện đại, phục vụ nhân dân , phụng sự Tổ quốc Việt Nam xã hội chur nghĩa ; hoạt động tư pháp mà trọng tâm là hoạt động xét xử được tiến hành hiệu quả và hiểu lực cao”. Nghị quyết số 49-NQ/TW tiếp tục nhấn mạnh một trong các nhiệm vụ của cải cách tư pháp là: “Đào tạo, phát triển đội ngũ Luật sư đủ về số lượng, có phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ chuyên môn”. Hoàn thiện cơ chế bảo đảm để Luật sư thực hiện tốt việc tranh tụng tại phiên tòa, đồng thời xác định rõ chế độ trách nhiệm với Luật sư. Nhà nước tạo điều kiện pháp lý để phát huy chế độ tự quản cả tổ chức Luật sư đề cao tách nhiệm của các tổ chức Luật sư đối với thành viên của mình.
Khi nghiên cứu Nghị quyết số 49-NQ/TW, có thể thấy một trong những điểm cốt lõi nhất của Nghị quyết số 49-NQ/TW là nâng cao chất lượng hoạt động của cơ quan tư pháp, chất lượng tranh tụng tại các phiên tòa xét xử, con đây là khâu đột phá của hoạt động tư pháp; từng bước xã hội hóa hoạt động tư pháp. Đây chính là tính nhất quán trong sự lãnh đạo của Đảng về những vấn đề quan trọng nhất của cải cách tư pháp ở nước ta.
Song song với đường lối chính sách của Đảng về cải cách tư pháp mà vị trí, vai trò của Luật sư cũng được nhà nước thừa nhận, quan tâm, Quốc hội khóa XI đã thông qua Luật luật sư năm 2006 và Quốc hội khóa XIII đã thông qua luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật luật sư năm 2012. Sau đó , nhiều văn bản pháp lý của nhà nước đã được ban hành cụ thể hóa Luật luật sư như: Nghị quyết số 1072/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 05-07-2011 về việc phê duyệt chiến lược phát triển nghề Luật sư đến năm 2020; Nghị quyết số 123/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 18-01-2010 về việc phê duyệt đề án “ Phát triển đội ngũ Luật sư phục vụ hội nhập kinh tế quóc tế từ năm 2010 đến năm 2020”. Chính phủ đã ban hành nghị quyết số 123/2013/NĐ-CP ngày 14-10-2013 quy định chi tiết về một số điều và biện pháp thi hành Luật luật sư .Bộ tư pháp cũng đã ban hành 02 thông tư hướng dẫn là thông tư số 19/2013/TT-BTP ngày 28-11-2013 về ,” hướng dẫn tập sự hành nghề Luật sư” và thông tư số 10/2014/TT-BTP ngày 07-04-2014 về “ quy định nghĩa vụ tham gia bồi dưỡng về chuyên môn , nghiệp vụ của Luật sư”. Khoản 4 điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định :” người bị bắt , bị tạm giữ, khởi tố , điều tra, truy tố , xét xử có quyền bào chữa , nhờ Luật sư hoặc người khác bào chữa “. Bộ luật hình sư năm 2015 cũng dành chương V ( từ điều 72 đến 84) quy định về chế định bào chữa và bảo vệ quyền lợi cho đương sự. Cùng với Hiến pháp năm 2013.Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015, Luật luật sư và các văn bản quy phạm dưới luật đã xác định hành lang pháp lý tương đối hoàn thiện chó nghề Luật sư và hành nghề Luật sư phát triển. Ít có nghề nào trong xã hội lại được pháp điển hóa một cách có hệ thống từ những văn bản pháp lý cao nhất của nhà nước cho tới các văn bản luật và văn bản dưới luật như vậy. Điều đó cho thấy tính đặc thù, tầm quan trọng và vị tí , vai trò của Luật sư, tổ chức Luật sư và nghề Luật sư trong xã hội.Thực tế những năm gần đay , một số vụ án oan sai đã được Nhà nước thừa nhận , minh oan và bồi thường cho các nạn nhân trong đó phát hiện và tham gia xủ lý những sai xót của các cơ quan tiến hành tố tụng. Khi tham gia vào cac quan hệ tố tụng hình sư, Luật sư không những có trách nhiệm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho bj can, bị cáo mà còn có vai trò phối hợp với cơ quan tiến hành tố tụng đè bảo vệ công lý, bảo vệ pháp chế, hạn chế những sai sót chủ quan và khách quan của những cá nhân và cơ quan tiến hành tố tụng.
Tuy vậy, cũng phải nhìn nhận sự việc xảy ra một số sai xót trong công tác của cơ quan tiến hành tố tụng là điều khó tránh khỏi trong bối cảnh về chuyên môn , ý thức chính trị, đạo đức của người lao động, cán bọ làm việc trong các cơ quan này vẫn là vấn đề còn bỏ ngỏ .Ngoài ra, những yếu tố tiêu cực của mặt trái cơ chế thị trường luôn len lỏi vào trong hoạt động của từng cơ quan tiến hành tố tụng nếu không được giám sts chặt chẽ cũng là một trong những nguyên nhân làm cho bộ phận cán bộ , công chức bị tha hóa trước những tiêu cực của đời sống xã hội,v.v.. Để giải quyết những vấn đề này, giải quyết hữu hiệu được đề ra là nâng cao vai trò và sự phối hợp của Luật sư với cơ quan tiến hành tố tụng trong quá trình điều tra, truy tố , xét xử, vì mục đích chung là bảo vệ công lý, bảo vệ nền pháp chế.
Thực tiễn ở nhiều nước phát triển như Nhật Bản, Mỹ, Anh ,Pháp,v.vv… đối với các vụ án hình sự. Luật sư được tham gia bào chữa ngay từ khi khởi tố vụ án, khởi tố bị can, tham gia bào chữa hầu hết các vụ án hình sự, cung cấp dịch vụ pháp lý đa dạng trong khuôn khổ , phạm vi hành nghề. Qua đó góp phần vào việc giảo quyết đúng người, đúng việc, đúng pháp luật, đồng thời, góp phần thức đẩy sự phát triển kinh tế -xã hội, và xây dựng nhà nước pháp quyền.
Theo một số báo cáo của Tòa án nhân dân tối cao , Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong vòng 03 năm trở lại đây, số lượng các vụ việc dân sự và vụ án hình sự có Luật sư tham gia bào chữa chiếm khoảng 20% trên tổng số . Con số này cho thấy sự đóng góp của đội ngũ Luật sư vào hoạt động tư pháp còn khá khiêm tốn. Trong khi đó , Điều 76 của bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 đa quy định những vụ án liên quan đến (i) Tội mà bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là 20 năm tù , tù chung thân hoặc tử hình, hoặc (ii) Người bị buộc tội có nhược điểm về thể chất mà không thể tự bào chữa , người có nhược điểm về tinh thần hoặc là người dưới 18 tuổi.Chính yếu tố tham gia của Luật sư vào bào chữa trong các vụ án đã tạo nên niềm ting của công dân vào công lý , công bằng xã hội để từ đó góp phần vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam . Nếu không có người bào chữa, không có Luật sư tham gia bào chữa trong các vụ án hình sự thì niềm tin của nhân dân sẽ bị ảnh hưởng, công lý sẽ bị tổn thương.
Cùng với quá trình đổi mới của đát nước, đầu tư nước ngoài vào Việt Nam không ngừng tăng lên về số lượng doanh nghiệp và số tiền đầu tư. Cho đến nay, Việt Nam đã nhận tên 100 tỷ đola Mỹ đầu tư trong các lĩnh vực sản xuất– kinh doanh. Nguồn lực đó góp phần không nhỏ vào vào việc thúc đẩy phát triển kinh tế – xã hội của đất nước. Trong quá trình đó, đội ngũ Luật sư với vai trò tư vấn pháp luật đồng hành với các doanh nghiệp, các nhà đầu tư đóng góp không nhỏ .Bởi lẽ, nhà đầu tư nước ngoài sẽ không mạo hiểm bỏ tiền đầu tư mà không có hiểu biết về pháp lý về đầu tư nước ngoài luôn là hoạt động mở đường giúp các nhà thầu cân nhắc việc có nen quyết định đầu tư hay không. Ngoài ra, trong quá trình sản xuất – kinh doanh, Luật sư tư vấn cũng luôn là đồng hành với các doanh nghiệp nước ngoài để tránh rủi ro và kịp thời xử lý các tranh chấp, mâu thuẫn kinh tế nếu có xảy ra. Chính vì thế, hoạt động tư vấn cho các doãng nghiệp đầu tư nước ngoài tại Việt Nam đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế -xã hội.
Có thể nói vai trò của Luật sư không chỉ tạo lập niền tin của công dân vào công lý trong hoạt động tư pháp mà còn hỗ trợ pháp lý cho sản xuất kinh doanh để thúc đảy sự phá triển kinh tế -xã hội. Nghiên chủ tịch Hiệp hội Luật sư thế giới ông Akira Kawamura , trong cuộc tiếp xúc với Luật sư Đỗ Ngọc Thịnh-Phó chủ tịch Liên đoàn Luật sư Việt Nam năm 2013 tại Tokyo đã chia sẻ Liên đoàn Luật sư Việt Nam; nếu các bạn Việt Nam muốn phát triển nên kinh tế thị trường xà xây dựng nhà nước pháp quyền thì các bạn phải biết nuôi dưỡng cả đội ngũ Luật sư. Ý nghĩa thứ hai là mỗi Luật sư và cả đội ngũ Luật sư phải không ngừng lỗ lực phấn đáu rèn luyện về trình độ chuyên môn, kỹ năng nghề nghiệp, phẩm chất chính trị đạo đức để đủ khả năng cung cấp dịch vụ pháp lý có chất lượng cho khách hàng và cộng đồng xã hội , đáp ứng nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội , tạo lập sự tin cậy của nhà nước và cả xã hội , tạo lập sự tin cậy của Nhà nước và xã hội vào Luật sư và hành nghề Luật sư.
Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động của luật và nghề Luật sư nói chung, từ việc hoàn thiện thể chế về Luật sư, nghề Luật sư đến thực tiễn hành nghề hoạt động hành nghề, nỗ lực của mỗi Luật sư và cả đội ngũ trong việc cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội, vừa phải đảm bảo chất lượng, vừa phải vượt qua muôn vàn khó khăn về nhận thức, cơ chế, về ý thức pháp luật của người dân , của khách hàng. Ngoài ra, trong suốt quá trình đó, Luật sư luôn phải làm trọn bổn phận là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp tốt nhất cho khách hàng, thể hiện tinh thần phục vụ cộng đồng phục vụ xã hội. Chính vì thế, xác lập được vị trí, vai trò của Luật sư trong xã hội ngày hôm nay là cả một qua trình, thời gian , công tác , dày công vun đắp, xây dựng Đảng, Nhà nước và đội ngũ Luật sư mới có thể được.
Nghê Luật sư là một trong những nghề ít được sư quan tâm đặc biệt của Nhà nước và xã hội. Đối tượng phục vụ của nghề Luật sư hết sức rộng lớn, bao gồm các loại chủ thế kinh tế -xã hội , các bến nguyên đơn , bị đơn , người có quyền và nghĩa vụ liên quan tới vụ việc , vụ án , v.v.. Chính vì vậy, vai trò và chức năng xã hội củ Luật sư và nghề Luật sư hết sức to lớn.
Tiếp theo: Chức năng xã hội của Luật sư ( Tập 1)