Vị trí vai trò và chức năng xã hội của Luật sư ( Tập 1)
NHẬN THỨC VỀ HÀNH NGHỀ LUẬT SƯ
So với nhiều nghề khác trong xã hội , nghề Luật sư ở Việt Nam là một nghề khá non trẻ, tuy vật đến nay, cũng đã ra đời hơn một thế kỷ. Dưới chế độ phong kiến, ở nhiều nước phương Đông như: Việt Nam, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, v.vv… chưa tồn tại Luật sư và Nghề Luật sư. Trong khi đó, ở một số nước phương tây, bắt nguồn từ sự sáng tạo của nền pháp chế cổ La Mã tồn tại từ 20 thế kỷ trước, đã có người bào chữa .
Sau khi xâm lược Việt Nam vào giữa thế kỷ XIX (1858), nhất là sau khi chiếm được 3 tỉnh miền Đông Nam Kỳ (Gia Định, Định Tường, Biên Hòa), thực dân pháp đã coi đây là “đất đai nước Pháp” và người dân 3 tỉnh này này là “thần đan mới của Hoàng đế Pháp” . Ngày 25-7-1864, Hoàng đế Pháp Napoleon III ban Sắc lệnh và tổ chức nền tư pháp ở Nam Kỳ. Trong đó, Điều 27 quy định: “Có thể thiết lập nằng nghị định của Thống đốc, bên cạnh các Tòa án, những người biện hộ viên(bào chữa viên ) đảm trách việc bào chữa và làm lý đoán , làm và ký tên tất cả những giấy tờ cần thiết cho việc thẩm cứu những vụ án dân sự, thương mại và chấp hàng những bản án, những quyết định và bảo vệ cho bị can, bị cáo trước những tòa tiểu hình và đại hình”. Sau khi chiếm thêm 3 tình miền Tây Nam Kỳ (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên), Pháp sát nhập 3 tình này vào “Nam Kỳ thuộc Pháp ”đặt toàn bộ 6 tình Nam Kỳ dưới chế độ thuộc địa, tách Nam Kỳ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Ngày 26-11-1867, Thống đốc Nam Kỳ Pierre de La Grandiere ký ban hành nghị định về việc hành nghề bào chữa trước Tòa án Pháp ( dành cho xét xử người Pháp và người đã nhập quốc tịch pháp ở Nam Kỳ theo quy định tại điều 27 Sắc lệnh ngày 25-7-1864 của Hoàng đế Napoleon III.
Như vậy, nghề Luật sư xuất hiện tại Việt Nam từ nửa sau thế kỷ thứ XIX và lúc đầu chỉ thuộc về người Pháp, dành cho công dân Pháp. Sau cách mạng thánh 8 năm 1945, nghề Luật sư được hoạt động trở lại theo Sắc lệnh số 46/SL ngày 10/10/1945 của chủ tịch Chính Phủ lầm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa về tổ chức đoàn thể Luật sư (sau đây gọi tắt là sắc lệnh số 46/SL) do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký ban hành . Mặc dù vậy, lúc đó, vì nhiều nguyên nhân, mà quan trọng nhất là nguồn lực của đất nước phải tập trung vào công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp , nên nghề Luật sư lúc này không pháp triển. Một số Luật sư đã tham gia cách mạng và trở thành những nhân vật quan trọng, giữ vai trò cố vấn cho Chủ tịch Hồ Chí Minh về các mặt pháp lý trong cuộc đấu tranh pháp lý với thực dân pháp như các Luật sư: Phan Anh; Trần Đình Thảo; Vũ Đình Hòe; Vũ Trong Khánh; Trần Đình Công; Vũ Văn Hiền ; Phạm Văn Bạch; Phạm Ngọc Thuần ; Bùi Thị Cẩm ; Nguyễn Thành Vĩnh ,v.v..Một số Luật sư ở thời kỳ này đã chuyển sang hoạt động ở một số hoạt động khác.
Tuy nhiên, vào cuối năm 1949, đề bảo đảm bào chữa của bị can, bị cáo , chính quyền cách mạng đã thiết lập chế độ Bào chữa viên, tạm thời thay thế vai trò của Luật sư .Cụ thể, ngày 18-6-1949, Sác lệnh số 69/Sl của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ra đời, sau đó được thay thế bởi sắc lệnh số 144/SL của Chủ tịch nước Việt Nam Dân Chủ cộng hòa ngày 22-12-1949( sửa đổi điều 1 Sắc lệnh số 69/SL) mở rộng quyền bào chữa cho các bị cáo trước Tòa án. Hai Sắc lệnh 69/SL và 144/SL cho thấy, quyền bào chữa của công dân Việt Nam thời kỳ này được thực hiện ở các vụ án hình sự, dân sự, kinh tế.
Chế độ Bào chữa viên được duy trì ở miền Bắc cho đến ngày đất nước thống nhất (năm 1975). Thời kỳ xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, đội ngũ bào chữa viên ngày càng phát triển. Bên cạnh Luật sư tham gia kháng chiến, nhiều Luật sư, Luật gia từng làm việc trong chế sộ cũ cũng gia nhập đội ngũ Bào chữa viên của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Năm 1959, có thể xem là một năm đặc biệt quan trọng với sự ra đời của hiến pháp năm 1959, Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa , tiếp tục khẳng định quan điểm của Đảng và Nhà nước về quyền bào chữa để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân. Cụ thể, Điều 101 Hiến pháp năm 1959 quy định: “quyền bào chữa của người bị cáo được bảo đảm. Năm 1963 văn phòng Luật sư thí điểm đầu tiên ở miền Bắc được thành lập tên là Văn phòng Luật sư Hà Nội”. Sau khi văn phòng Luật sư này ra đời, yếu cầu Luật sư bào chữa để bảo về quyền và lợi ích hợp pháp của công dân trước Tòa án ngày càng tăng. Lúc đầu Luật sư chỉ giải quyết những vụ án do Tòa án chỉ định, về sau các bị cáo, đương sự có nhu cầu mời Luật sư đã trực tiếp đến “văn phòng Luật sư” để đề đạt nguyện vọng .Năm 1974, Tòa án nhan dân tối cao chuyển giao “văn phòng Luật sư” sang Ủy ban Pháp chế Chính phủ (được thành lập năm 1972) để quản lý theo chức năn quy định tại nghị định số 190/CP ngày 09-10-1972 của Hội đồng Chính phủ quy định nhiệm vụ , quyền hạn và tổ chức bộ máy của Ủy ban Pháp chế thuộc Hội đòng Chính phủ.
Sau ngày giải phòng Miền nam Việt Nam ngày 30-4-1975, Chính phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam , kế thừa thực tiễn ở miền Bắc, tiếp tục thực hiện chế độ Bào chữa viên , vì các Luật sư đoàn ở miền Nam dưới chế độ cũ đều bị giải tán. Việc thực hiện quyền bào chữa này được triển khai trên cơ sở Điều 4 Sắc lệnh số 01-SL/76 ngày 18-3-1976 của Hội đồng Chính phủ Lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam và tinh thần thông tư số 06/BTP/TT ngày 11-6-1976 của Bộ Tư Pháp và Chính Phủ Cách mạng lâm thời Cộng hòa miền Nam Việt Nam.
Điều 13 Hiến pháp năm 1908 nêu rõ: “quyền bào chữa của bị cáo được đảm bảo .Tổ chức Luật sư được thành lập đề giúp bị cáo và các đương sự khác về mặt pháp lý”. Tuy nhiên , thời kỳ này , trong mô hình kinh tế quy hoạch hóa tập trùng quan liêu bao cấp , vai trò của Nhà nước bao trùm toàn bộ đời sống xã hội, Nhà nước bao trùm toàn bộ hoạt động sản xuất-kinh doanh , từ đầu vào cho tới lưu thông , phân phối hàng hóa bằng những mệnh lệnh hành chính. Hậu quả là nền kinh tế không phát triển, xã hội rơi vào khủng hoảng, đời sống nhân dân hết sức khó khăn, kèm theo đó là tình hình kinh tế và trật tự xã hội cũng hết sức phức tạp. Trong bối cảnh đó , pháp luật không được đề cao và tất yếu, nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý của xã hội cũng sẽ không có , hệ quả là Luật sư và nghề Luật sư tồn tại chỉ mạng tính hình thức.
Từ năm 1986, đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp được chuyển sang mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Theo đó, Nhà nước chỉ đóng vai trò xây dựng thể chế, bảo đảm cho việc thực hiện pháp luật, Nhà nước tạo điều kiện và cơ hội cho các chủ thể và các thành phần kinh tế hoạt động, phát triển theo quy luật kinh tế thị thường. Đồng thời Nhà nước giảm dần và hạn chế các mệnh lệnh hành chính trong việc điều hành nền kinh tế.
Cùng với những thành quả của công cuộc đổi mới đất nước, vai trong của nghề Luật sư và nhiều nghành nghề khác trong xã hội cũng từng bước được nang cao, đóng góp không nhỏ vào sự đổi mới chung của đất nước.
Thực hiện chủ trương đổi mới của Đảng, ngày 18-12-1987 , Hội đồng Nhà nước đã thông qua Pháp lệnh tổ chức Luật sư . Từ đó, các tổ chức Luật sư chuyên nghiệp ra đời thay thế các hình thức Bào chữa viên được thiết lập ở miền bắc từ năm 1949 và ở miền nam sau ngày giải phóng năm 1975. Pháp lệnh tổ chức Luật sư năm 1987 đã xác lập vị trí pháp lý của nghề Luật sư trong thời kỳ đổi mới đất nước. Những quy định của pháp lệnh này đã tạo nền tảng pháp lý cho việc thành lập các Đoàn Luật sư trên toàn quốc, thông qua đó tập hợp đội ngũ Luật sư tham gia vào các hoạt động tư pháp, cung cấp dịch vụ pháp lý cho xã hội .
Đoàn Luật sư vừa đóng vai trò là tổ chức xã hội –nghề nghiệp, vừa đóng vai trò là tổ chức hành nghề Luật sư.
Pháp lệnh Luật sư năm 2001 là bước tiến về thẻ chế của nghề Luật sư ở nước ta. Các chế định về Luật sư , nghề Luật sư , tổ chức hành nghề luật tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư đã được hoàn thiện hơn, tron đó phản ánh rõ tổ chức xã hội – nghề nghiệp của Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư. Những quy định này đã tạo cơ hội cho nghề Luật sư phát triển trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đóng góp vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Kế thừa và hoàn thiện pháp lệnh Luật sư năm 2001, việc Luật luật sư năm 2006 sửa đổi bổ sung năm 2012 (Sau đây gọi tắt là luật Luật luật sư ) ra đời là cột mốc đánh dấu sự phát triển về thể chế Luật sư và tổ chức hành nghề Luật sư ở nước ta trong hơn 30 nă năm đổi mới vừa qua.
Việc ban hành Luật luật sư là minh chứng về mặt pháp lý ghi nhận những quan hệ xã hội có liên quan tới Luật sư và nghề Luật sư. Nhìn chung, Nhà nước đã luật hóa và tạo cơ hội cho các quan hệ xã hội liên quan đến Luật sư và hành nghề Luật sư phát triển lành mạnh, đóng góp tích cực vào việc phát triển kinh té- xã hội, vào công cuộc cải cách tư pháp và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa.
Khi kinh tế phát triển, các mâu thuẫn và tranh chấp kinh tế sẽ phát sinh, Các vị phạm pháp luật và tội phạm cũng có thể gia tăng. Trong bối cảnh đó, Nhà nước đóng vai trò giải quyết các mâu thuẫn, tranh chấp, ngăn chặn, xử lý các vị phạm và tội phạm. Thực tiễn cho thấy, nếu các chủ thể kinh tế có sử dụng dịch vụ pháp lý của Luật sư ngay từ khi bắt đầu sản xuất và trong cả quá trình kinh doanh, thì không những các mâu thuẫn, tranh chấp kinh tế sẽ giảm mà còn góp phần vào việc phát triển sản xuất – kinh doanh theo quy định của pháp luật, từ đó giúp Nhà nước giải quyết những tranh chấp mâu thuẫn kinh tế và xử lý vi phạm pháp luật, tội phạm hiệu quả hơn. Đối với các vụ án hình sự, nếu được tham gia quá trình tố tụng ngay từ khi thân chủ bị tạm giữ, tạm giam, khởi tố vụ án, khởi tố bị can, Luật sư sẽ có điều kiện phối hợp với cơ quan điều tra giải quyết vụ án, góp phần vào việc bảo về công lý, bảo vệ pháp chế , tình trạng oan sai sẽ được hạn chế.
Nghề Luật sư cũng giống như nhiều nghề khác, hình thành do nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội. Sau 30 năm đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển ngoạn mục. Tuy vậy cho đến nay vẫn còn những vấn đề cần phải tiếp tục giải quyết để phát triển bền vững trong bối cảnh công nghiệp hóa , hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế, đặc biệt là khin thế giới bước vào cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 từ năm 2016.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách, Luật sư đã đóng góp tích cực vào công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ngày 14-01-2013, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định số 149/QĐ-TTg lấy ngày 10 tháng 10 hàng năm là ngày truyền thống của Luật sư Việt Nam. Đây là mốc son chói lọi của nghề Luật sư sau 70 năm ra đời, phát triển trong chính thể dân chủ ở Việt Nam.
Tiếp theo: Vị trí vai trò của Luật sư (3)