QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT MỚI VỀ DOANH NGHIỆP TỪ 01/07/2025 VÀ QUY ĐỊNH VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
1. VỀ DOANH NGHIỆP
Cơ sở pháp lý |
Ø Luật Doanh nghiệp số 59/2020/QH14 có hiệu lực từ 01/07/2025; Ø Nghị định 168/2025/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp có hiệu lực từ 01/07/2025; |
|||||||||||||||
Quy định mới trong lĩnh vực doanh nghiệp 2025 | 1. Sửa đổi, bổ sung một số khoản của Điều 4 (Giải thích từ ngữ) như sau:
|
|||||||||||||||
2. Bổ sung các quy định về Chủ sở hữu hưởng lợi => Quản lý toàn diện hơn về thông tin chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp từ gốc độ quản lý của doanh nghiệp và của cơ quan nhà nước
2.1. Bổ sung khoản 5a vào sau khoản 5 Điều 8 (Nghĩa vụ của doanh nghiệp) như sau: “Thu thập, cập nhật, lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp; cung cấp thông tin cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền để xác định chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp khi được yêu cầu.” 2.2. Bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 1 Điều 11 (Chế độ lưu giữ tài liệu của doanh nghiệp) như sau: “h) Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có)”. 2.3. Bổ sung khoản 5 vào sau khoản 4 Điều 25 như sau: “5. Danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây: họ, tên; ngày, tháng, năm sinh; quốc tịch; dân tộc; giới tính; địa chỉ liên lạc; tỷ lệ sở hữu hoặc quyền chi phối; thông tin về giấy tờ pháp lý của cá nhân chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp.” 2.4. Bổ sung khoản 1 Điều 31 (Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp) như sau: “1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi một trong các nội dung sau đây: a) Ngành, nghề kinh doanh; b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán; c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán; d) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”. 2.5. Bổ sung thành phần hồ sơ trong hồ sơ đăng ký doanh nghệp – Bổ sung khoản 3 Điều 20 (Hồ sơ đăng ký công ty hợp danh): danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có). – Bổ sung khoản khoản 3 Điều 21 (Hồ sơ đăng ký công ty trách nhiệm hữu hạn): danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có). – Bổ sung khoản khoản 3 Điều 22 (Hồ sơ đăng ký công ty cổ phần): danh sách chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp (nếu có). |
||||||||||||||||
3. Sửa đổi, bổ sung khoản 2 Điều 13. Trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp như sau:
|
||||||||||||||||
4. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 và khoản 5 Điều 16 (Các hành vi bị nghiêm cấm) như sau:
|
||||||||||||||||
5. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 17 (Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp) như sau:
=> Cán bộ, công chức, viên chức thực hiện theo quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia có thể được thành lập, quản lý doanh nghiệp. Đồng thời cho phép cán bộ, công chức, viên chức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh để thực hiện quy định của pháp luật về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
|
||||||||||||||||
6. Bãi bỏ một số khoản của Điều 26 (Trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp) như sau:
=> Bãi bỏ các quy định về chữ ký số và tài khoản đăng ký kinh doanh
|
||||||||||||||||
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 31 (Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp) như sau:
“1. Doanh nghiệp phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh khi có thay đổi một trong các nội dung sau đây: a) Ngành, nghề kinh doanh; b) Cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán; c) Thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp, trừ trường hợp đối với công ty niêm yết và công ty đăng ký giao dịch chứng khoán; d) Nội dung khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.”. |
||||||||||||||||
8. Bổ sung khoản 1a vào sau khoản 1 Điều 33 (Cung cấp thông tin về nội dung đăng ký doanh nghiệp) như sau:
“1a. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật có quyền đề nghị Cơ quan quản lý nhà nước về đăng ký kinh doanh cung cấp thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp được lưu giữ trên Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp để phục vụ công tác về phòng, chống rửa tiền và không phải trả phí.” |
||||||||||||||||
9. Bổ sung khoản 9 vào sau khoản 8 Điều 57 (Triệu tập họp Hội đồng thành viên) như sau:
“9. Nội dung liên quan đến trình tự, thủ tục mời họp, triệu tập họp Hội đồng thành viên trong trường hợp quy định tại khoản 4 Điều 56 thực hiện tương ứng theo các quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Hội đồng thành viên sẽ được công ty hoàn lại.” |
||||||||||||||||
10. Sửa đổi, bổ sung một số điểm của khoản 5 Điều 112 (Vốn của công ty cổ phần) như sau:
=> Công ty giảm vốn điều lệ khi hoạt động kinh doanh từ 2 năm trở lên, không tính thời gian tạm ngừng kinh doanh, chặt chẽ hơn so với quy định trước đây về 2 năm liên tục. Bên cạnh đó, bổ sung trường hợp: Công ty hoàn lại vốn góp theo yêu cầu, điều kiện được ghi tại cổ phiếu cho cổ đông sở hữu cổ phần có quyền ưu đãi hoàn lại theo quy định của Luật này và Điều lệ công ty.
|
||||||||||||||||
11. Sửa đổi, bổ sung khoản 4 Điều 115 (Quyền của cổ đông phổ thông) như sau: => Thêm trách nhiệm của cổ đông/nhóm cổ đông khi yêu cầu triêụ tập cuộc họp
“4. Yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông quy định tại khoản 3 Điều này phải bằng văn bản và phải bao gồm các nội dung sau đây: họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với cổ đông là cá nhân; tên, mã số doanh nghiệp hoặc số giấy tờ pháp lý của tổ chức, địa chỉ trụ sở chính đối với cổ đông là tổ chức; số lượng cổ phần và thời điểm đăng ký cổ phần của từng cổ đông, tổng số cổ phần của cả nhóm cổ đông và tỷ lệ sở hữu trong tổng số cổ phần của công ty, căn cứ và lý do yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông. Kèm theo yêu cầu triệu tập họp phải có các tài liệu, chứng cứ về các vi phạm của Hội đồng quản trị, mức độ vi phạm hoặc về quyết định vượt quá thẩm quyền. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các tài liệu, chứng cứ cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi yêu cầu triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông.” |
||||||||||||||||
12. Sửa đổi, bổ sung một số điểm, khoản của Điều 128 (Chào bán trái phiếu riêng lẻ) như sau:
|
||||||||||||||||
13. Bổ sung khoản 4a vào sau khoản 4 Điều 140 (Triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông) như sau:
“4a. Đối với công ty có cơ cấu tổ chức quản lý theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 137, trường hợp Hội đồng quản trị không triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều này thì trong thời hạn 30 ngày tiếp theo, cổ đông hoặc nhóm cổ đông theo quy định tại khoản 2 Điều 115 của Luật này có quyền đại diện công ty triệu tập họp Đại hội đồng cổ đông theo quy định của Luật này. Chi phí hợp lý cho việc triệu tập và tiến hành họp Đại hội đồng cổ đông sẽ được công ty hoàn lại.” |
||||||||||||||||
14. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 141 (Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông) như sau:
“1. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập dựa trên sổ đăng ký cổ đông, sổ đăng ký người sở hữu chứng khoán của công ty. Danh sách cổ đông có quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông được lập không quá 10 ngày trước ngày gửi giấy mời họp Đại hội đồng cổ đông nếu Điều lệ công ty không quy định thời hạn ngắn hơn.”. |
||||||||||||||||
15. Bổ sung điểm h vào sau điểm g khoản 1 Điều 216 (Cơ quan đăng ký kinh doanh) như sau:
“h) Lưu giữ thông tin về chủ sở hữu hưởng lợi của doanh nghiệp ít nhất 05 năm kể từ ngày doanh nghiệp giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật.” |
||||||||||||||||
16. Thay đổi toàn bộ biểu mẫu về hồ sơ đăng ký doanh nghiệp |
2. VỀ SỞ HỮU TRÍ TUỆ
Cơ sở pháp lý | Ø Luật Sở hữu trí tuệ số 07/2022/QH15 có hiệu lực từ 01/01/2023;
Ø Nghị định 65/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công nghiệp, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và quản lý nhà nước về sở hữu trí tuệ có hiệu lực từ 23/08/2023; Ø Thông tư 23/2023/TT-BKHCN quy định chi tiết một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ và biện pháp thi hành Nghị định số 65/2023/NĐ-CP ngày 23/08/2023 của Chính phủ có hiệu lực ngày 30/11/2023; Ø Nghị định 17/2023/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Sở hữu trí tuệ về quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực ngày 26/04/2023; Ø Thông tư 08/2023/TT-BVHTTDL quy định các mẫu trong hoạt động đăng ký quyền tác giả, quyền liên quan có hiệu lực ngày 15/07/2023; |
||||||||||||||||||||||||||||||
Đối với quyền tác giả, quyền liên quan | 1. Sửa đổi, bổ sung một số thuật ngữ trong Luật Sở hữu trí tuệ
|
||||||||||||||||||||||||||||||
2. Bổ sung nội dung về tác giả, đồng tác giả
|
|||||||||||||||||||||||||||||||
3. Bổ sung quyền nhân thân của tác giả
“Tác giả có quyền chuyển quyền sử dụng quyền đặt tên tác phẩm cho tổ chức, cá nhân nhận chuyển giao quyền tài sản quy định tại khoản 1 Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ 2005” |
|||||||||||||||||||||||||||||||
4. Bổ sung các trường hợp ngoại lệ không xâm phạm quyền tác giả
Các trường hợp sử dụng tác phẩm đã công bố không phải xin phép, không phải trả tiền bản quyền nhưng phải thông tin về tên tác giả và nguồn gốc, xuất xứ của tác phẩm bao gồm: “… 4. Tổ chức, cá nhân Việt Nam hưởng ưu đãi dành cho các nước đang phát triển đối với quyền dịch tác phẩm từ tiếng nước ngoài sang tiếng Việt và quyền sao chép để giảng dạy, nghiên cứu không nhằm mục đích thương mại theo quy định tại các điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên thì thực hiện theo quy định của Chính phủ. 5. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác, sử dụng tác phẩm đã công bố của tổ chức, cá nhân Việt Nam nhưng không thể tìm được hoặc không xác định được chủ sở hữu quyền tác giả thì thực hiện theo quy định của Chính phủ.”. |
|||||||||||||||||||||||||||||||
5. Thay đổi trong hồ sơ đăng ký quyền tác giả, đăng ký quyền liên quan | |||||||||||||||||||||||||||||||
6. Bổ sung hình thức nộp hồ sơ đăng ký quyền tác giả
Bổ sung thêm hình thức nộp hồ sơ qua Cổng dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính |
|||||||||||||||||||||||||||||||
7. Thay đổi các biểu mẫu liên quan đến hoạt động đăng ký quyên tác giả và quyền liên quan | |||||||||||||||||||||||||||||||
Sáng chế | 1. Sáng chế mật
Luật Sở hữu trí tuệ (SHTT) sửa đổi năm 2022 lần đầu tiên thiết lập các quy định riêng biệt để điều chỉnh sáng chế mật. “Sáng chế mật là sáng chế được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định là bí mật nhà nước theo pháp luật về bảo vệ bí mật nhà nước.” 2. Tính mới của sáng chế Luật SHTT sửa đổi năm 2022 thiết lập 02 điều kiện bộc lộ bao gồm (i) bộc lộ dưới dạng là tài liệu sáng chế và (ii) bộc lộ dưới dạng là tài liệu phi sáng chế, tương ứng, đối với sáng chế xin đăng ký được coi là có tính mới. Cụ thể, Khoản 1 Điều 60 được sửa đổi và bổ sung như sau: “Sáng chế được coi là có tính mới nếu không thuộc một trong các trường hợp sau đây: a) Bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên; b) Bị bộc lộ trong đơn đăng ký sáng chế khác có ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên sớm hơn nhưng được công bố vào hoặc sau ngày nộp đơn hoặc ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế đó.” 3. Huỷ bỏ hiệu lực văn bằng sáng chế Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đã thiết lập các quy định riêng biệt, tạo cơ sở pháp lý cho việc hủy bỏ hiệu lực toàn bộ hoặc từng phần đối với Bằng độc quyền sáng chế. (i) Huỷ bỏ toàn bộ (ii) Hủy bỏ toàn bộ hoặc một phần hiệu lực nếu toàn bộ hoặc một phần văn bằng đó không đáp ứng quy định về quyền đăng ký, điều kiện bảo hộ, sửa đổi bổ sung đơn, bộc lộ sáng chế, nguyên tắc nộp đơn đầu tiên 4. Cơ sở phản đối/từ chối đơn đăng ký sáng chế Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đã bổ sung 5 căn cứ để bên thứ ba có thể phản đối hoặc Cục SHTT có thể từ chối bảo hộ cho đơn đăng ký sáng chế, nâng tổng số lên 09 căn cứ |
||||||||||||||||||||||||||||||
Kiểu Dáng Công Nghiệp | 1. Định nghĩa
“Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp, được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp.” Luật SHTT 2022 đã sửa đổi khái niệm “kiểu dáng công nghiệp” bằng cách bổ sung thêm các cụm từ: (i) hoặc bộ phận để lắp ráp thành sản phẩm phức hợp; (ii) và nhìn thấy được trong quá trình khai thác công dụng của sản phẩm hoặc sản phẩm phức hợp. Việc bổ sung này chỉ giúp làm rõ hơn khái niệm kiểu dáng công nghiệp trong Luật SHTT hiện hành, không có sự thay đổi về mặt bản chất quy định về kiểu dáng công nghiệp trước đây. 2. Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước Luật SHTT 2022 bổ sung thêm Điều 86a quy định về “Quyền đăng ký sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí là kết quả của nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước”. Do vậy quy định về các trường hợp kiểu dáng công nghiệp không bị coi là mất tính mới tại khoản 4 Điều 64 Luật SHTT 2022 đã bổ sung thêm người có quyền đăng ký được quy định tại Điều 86a Luật SHTT 2022. Tuy nhiên, về bản chất, điều kiện bảo hộ đối với kiểu dáng công nghiệp, Luật SHTT 2022 không có sự thay đổi 3. Phản đối đơn KDCN Một trong những điểm mới quan trọng trong Luật SHTT 2022 liên quan đến đối tượng KDCN là bổ sung quy định về phản đối đơn đăng ký KDCN cùng với thời hạn phản đối đơn đăng ký KDCN, cụ thể là thời hạn này là bốn tháng kể từ ngày đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được công bố. |
||||||||||||||||||||||||||||||
Nhãn Hiệu |
Một số điểm mới đáng chú ý của Luật SHTT 2022 1. “Dụng ý xấu” là thuật ngữ pháp lý lần đầu tiên được bổ sung vào Điều 96 và 117 của Luật SHTT sửa đổi năm 2022. Với quy định về “dụng ý xấu”, chủ nhãn hiệu có thêm một cơ sở pháp lý quan trọng để thách thức hiệu lực của nhãn hiệu do bên thứ ba đã nộp đơn hoặc đăng ký trên cơ sở không trung thực (dụng ý xấu) để giành lại quyền nhãn hiệu của mình theo thủ tục phản đối hoặc hủy bỏ nhãn hiệu. 2. Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ và phản đối cấp văn bằng bảo hộ: Luật SHTT sửa đổi năm 2022 thiết lập 02 cơ chế để bên thứ ba có ý kiến về các đơn đăng ký nhãn hiệu đang thẩm định tại Việt Nam: (i) Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ và / hoặc (ii) phản đối cấp văn bằng bảo hộ. Điểm khác biệt căn bản giữa hai cơ chế nêu trên là thời hạn dành cho hành động của bên thứ ba. Nếu muốn nộp đơn phản đối cấp văn bằng bảo hộ đối với nhãn hiệu, buộc phải nộp trong thời hạn 5 tháng kể từ khi đơn nhãn hiệu được công bố trên công báo sở hữu công nghiệp. Nhưng nếu qua thời hạn 05 tháng nêu trên, hoặc khi phát hiện ra nhãn hiệu của bên thứ ba xung đột với nhãn hiệu đã đăng ký trước, có quyền nộp ý kiến của mình để Cục SHTT xem xét việc cấp hay không cấp Văn bằng bảo hộ thông qua thủ tục “Ý kiến của người thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ” kể từ ngày đơn nhãn hiệu được công bố cho tới tận thời điểm Cục SHTT ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu xin đăng ký. 3. Nhãn hiệu nổi tiếng Luật SHTT sửa đổi năm 2022 đã sửa đổi các quy định tại Điều 4 và Điều 75 Luật SHTT, theo hướng giới hạn lại phạm vi người tiêu dùng và phạm vi sử dụng các tiêu chí để công nhận nhãn hiệu nổi tiếng. Theo đó, quy định về nhãn hiệu nổi tiếng được sửa đổi như sau: “Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được bộ phận công chúng có liên quan biết đến rộng rãi trên lãnh thổ Việt Nam.” 4. Nhãn hiệu âm thanh Nhãn hiệu âm thanh là một loại nhãn hiệu phi truyền thống lần đầu tiên được bảo hộ dưới dạng nhãn hiệu theo Luật SHTT sửa đổi năm 2022. Để đăng ký nhãn hiệu âm thanh tại Việt Nam, người nộp đơn cần nộp: (i) Bản ghi âm từ tính của nhãn hiệu trên một phương tiện cho phép dễ dàng phát lại. Hiện nay, phương tiện phổ biến nhất là đĩa CD, DVD và bản ghi MP3; và (ii) Bản thể hiện bằng hình ảnh đồ họa của nhãn hiệu âm thanh đó để kiểm tra tính phân biệt và tính khả dụng của âm thanh đó cho mục đích đăng ký. 5. Xử lý trường hợp nhãn hiệu có trước đã hết hạn hiệu lực nhưng vẫn được đưa ra làm đối chứng để từ chối nhãn hiệu xin đăng ký Thời gian chờ đợi việc hết hẳn hiệu lực của nhãn hiệu đã hết hạn đã được rút ngắn từ 05 năm xuống còn 03 năm 6. Nhãn hiệu xin đăng ký trùng/tương tự gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã được bảo hộ tại Việt Nam sẽ không được bảo hộ Theo đó, nếu nhãn hiệu xin đăng ký trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên giống cây trồng đã đăng ký bảo hộ tại Việt Nam và nhãn hiệu đó đăng ký cho hàng hóa là giống cây trồng cùng loài hoặc thuộc loài tương tự hoặc sản phẩm thu hoạch từ giống cây trồng, thì sẽ bị coi là không có khả năng phân biệt và từ chối bảo hộ. 7. Xử lý vấn đề chồng lấn quyền sở hữu trí tuệ, sự xung đột giữa nhãn hiệu và quyền tác giả Đã xuất hiện ngày càng nhiều các vụ đánh cắp tài sản trí tuệ (sao chép tác phẩm được bảo hộ) của người khác để đăng ký dưới dạng nhãn hiệu. Tình trạng logo hay tác phẩm mỹ thuật ứng dụng của người này bị các chủ thể đầu cơ đăng ký dưới dạng nhãn hiệu đã không còn là hiện tượng hiếm gặp. Điều 74.2p Luật SHTT sửa đổi năm 2022 có thể được xem là một chế định để giải quyết hiệu quả vấn đề lấn quyền sở hữu trí tuệ, cụ thể là, sự xung đột giữa nhãn hiệu và quyền tác giả. |
||||||||||||||||||||||||||||||
Tất cả các đối tượng SHCN nêu trên đều được thay đổi tất cả biểu mẫu liên quan đến đăng ký xác lập quyền và các thủ tục liên quan. |
Trân trọng cám ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH DRAGON
Giám đốc
Luật sư Nguyễn Minh Long