CÁC VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG LĨNH VỰC GIẤY PHÉP HÀNH NGHỀ CỦA CỞ SỞ SPA, THẨM MỸ, MỸ PHẨM, THỰC PHẨM CHỨC NĂNG, ĐÀO TẠO, GIÁO DỤC
I – | LĨNH VỰC SPA – THẨM MỸ | |||||||||
NGHỊ ĐỊNH 96/2016/NĐ‑CP: QUY ĐỊNH ĐIỀU KIỆN VỀ AN NINH, TRẬT TỰ ĐỐI VỚI MỘT SỐ NGÀNH, NGHỀ ĐẦU TƯ KINH DOANH CÓ ĐIỀU KIỆN
Điều 3. Ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện về an ninh, trật tự và phạm vi quản lý 5. Kinh doanh dịch vụ xoa bóp, gồm: Sử dụng phương pháp vật lý trị liệu để xoa bóp (massage), tẩm quất phục vụ sức khỏe con người. Hoạt động xoa bóp thuộc cơ sở y tế phục vụ chữa bệnh và cơ sở giải quyết việc làm cho người khuyết tật không thuộc phạm vi điều chỉnh của Nghị định này. Điều 19. Hồ sơ cấp mới Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự áp dụng chung đối với các ngành, nghề 1. Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh (Mẫu số 03 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này). 2. Bản sao hợp lệ một trong các loại văn bản sau đây: a) Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư; Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của chi nhánh, đơn vị trực thuộc doanh nghiệp; Giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy chứng nhận đăng ký chi nhánh, địa điểm kinh doanh của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; Giấy phép hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam; Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh; văn bản thành lập hoặc cho phép hoạt động kèm theo văn bản thông báo mã số thuế đối với đơn vị sự nghiệp có thu; b) Trường hợp trong các văn bản quy định tại điểm a khoản này không thể hiện ngành, nghề đầu tư kinh doanh thì cơ sở kinh doanh phải bổ sung tài liệu chứng minh các ngành, nghề đầu tư kinh doanh mà cơ sở kinh doanh hoạt động và đề nghị ghi trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự đã được cơ quan đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền chấp thuận (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp thì cơ quan Công an khai thác tài liệu này trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp). 3. Bản sao hợp lệ các giấy tờ, tài liệu chứng minh bảo đảm các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với khu vực kinh doanh và kho bảo quản nguyên liệu, hàng hóa, gồm: a) Văn bản nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy đối với cơ sở kinh doanh thuộc danh mục quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ngày 31 tháng 7 năm 2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy (sau đây viết gọn là Nghị định số 79/2014/NĐ-CP); b) Biên bản kiểm tra về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Cảnh sát Phòng cháy và chữa cháy đối với các cơ sở kinh doanh không thuộc quy định tại điểm a khoản 3 Điều này nhưng thuộc Danh mục quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định số 79/2014/NĐ-CP ; c) Các cơ sở kinh doanh không phải nộp tài liệu quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này, gồm: Sản xuất con dấu; sản xuất cờ hiệu, mua, bán cờ hiệu, đèn, còi phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh dịch vụ bảo vệ; kinh doanh dịch vụ đòi nợ; kinh doanh dịch vụ đặt cược; kinh doanh các thiết bị gây nhiễu, phá sóng thông tin di động; kinh doanh dịch vụ phẫu thuật thẩm mỹ; kinh doanh máy kiểm tra tốc độ phương tiện giao thông cơ giới đường bộ; kinh doanh thiết bị kiểm tra nồng độ cồn; kinh doanh thiết bị giám sát điện thoại di động GSM và các thiết bị giám sát điện thoại di động khác; d) Đối với các cơ sở kinh doanh không có kho chứa nguyên liệu hoặc sản phẩm theo quy định thì phải có hợp đồng thuê kho đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy theo quy định tại các điểm a và b khoản 3 Điều này; đ) Đối với các cơ sở kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ thì các tài liệu chứng minh đảm bảo các điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy là tài liệu của kho chứa, bảo quản vật liệu nổ công nghiệp, tiền chất thuốc nổ. 4. Bản khai lý lịch (Mẫu số 02 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) kèm theo Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự (Mẫu số 02b tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này) của người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh, cụ thể như sau: a) Đối với người Việt Nam ở trong nước là người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự phải có Bản khai lý lịch; Phiếu lý lịch tư pháp (trừ những người đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội); Bản khai lý lịch của những người quy định tại điểm này nếu đang thuộc biên chế của cơ quan nhà nước, lực lượng vũ trang, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội thì phải có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trực tiếp quản lý (trừ cơ sở kinh doanh). Đối với những người không thuộc đối tượng nêu trên phải có xác nhận của Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi đăng ký hộ khẩu thường trú; b) Đối với người Việt Nam định cư ở nước ngoài mang hộ chiếu nước ngoài và người nước ngoài phải có Bản khai nhân sự kèm theo bản sao hợp lệ Hộ chiếu, Thẻ thường trú hoặc Thẻ tạm trú hoặc Thị thực còn thời hạn lưu trú tại Việt Nam; c) Đối với trường hợp một cơ sở kinh doanh có nhiều người đại diện theo pháp luật thì Bản khai lý lịch, Phiếu lý lịch tư pháp hoặc Bản khai nhân sự trong hồ sơ áp dụng đối với người đứng tên trong Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự. Điều 24. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự, Chứng chỉ nghiệp vụ bảo vệ và thẩm duyệt giáo trình, chương trình đào tạo nhân viên dịch vụ bảo vệ 3. Công an cấp huyện thuộc các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương chịu trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và quản lý các cơ sở kinh doanh (trừ các cơ sở kinh doanh quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 2 Điều này), bao gồm: a) Các cơ sở kinh doanh cung ứng dịch vụ sử dụng súng bắn sơn; kinh doanh dịch vụ karaoke; kinh doanh dịch vụ xoa bóp; kinh doanh dịch vụ cầm đồ; kinh doanh thiết bị phát tín hiệu của xe được quyền ưu tiên; kinh doanh khí; |
||||||||||
NGHỊ ĐỊNH 136/2020/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT MỘT SỐ ĐIỀU VÀ BIỆN PHÁP THI HÀNH LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY VÀ LUẬT SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY
Về phòng cháy chữa cháy, nếu hoạt động dịch vụ thẩm mỹ, xoa bóp thì cơ sở của mình là cơ sở thuộc diện quản lý về phòng cháy chữa cháy theo quy định tại Phụ lục 1 Nghị định 136/2020/NĐ-CP. Còn việc có cần xin thêm Giấy phép gì về phòng cháy chữa cháy hay không thì cần phải có sự kiểm tra thực tế của công an phòng cháy chữa cháy để xác định tại trụ sở của mình.(tùy thuộc vào vị trí, diện tích, số tầng) |
||||||||||
NGHỊ ĐỊNH 155/2018/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ KINH DOANH THUỘC PHẠM VI QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CỦA BỘ Y TẾ
Trường hợp dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ ð Phải xin Giấy phép hoạt động phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ với trường hợp trên Điều 23a. Điều kiện chung để cấp giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh 1. Cơ sở vật chất: a) Có địa điểm cố định (trừ trường hợp tổ chức khám bệnh, chữa bệnh lưu động); b) Bảo đảm các điều kiện về an toàn bức xạ, phòng cháy chữa cháy theo quy định của pháp luật; c) Phải bố trí khu vực tiệt trùng để xử lý dụng cụ y tế sử dụng lại, trừ trường hợp không có dụng cụ phải tiệt trùng lại hoặc có hợp đồng với cơ sở y tế khác để tiệt trùng dụng cụ. 2. Trang thiết bị y tế: a) Có đủ trang thiết bị y tế phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở; 3. Nhân lực: a) Mỗi cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có một người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật. Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật và trưởng các khoa chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải đáp ứng các điều kiện sau đây: – Là bác sỹ có chứng chỉ hành nghề có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở. – Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gồm nhiều chuyên khoa thì chứng chỉ hành nghề của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật phải có phạm vi hoạt động chuyên môn phù hợp với ít nhất một trong các chuyên khoa lâm sàng mà cơ sở đăng ký hoạt động. – Đối với các phòng khám chuyên khoa dưới đây, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật còn phải đáp ứng các điều kiện như sau: + Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ: Là bác sỹ chuyên khoa phẫu thuật tạo hình hoặc chuyên khoa phẫu thuật tạo hình thẩm mỹ hoặc chuyên khoa phẫu thuật thẩm mỹ; – Có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng sau khi được cấp chứng chỉ hành nghề hoặc có thời gian trực tiếp tham gia khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 54 tháng. Việc phân công, bổ nhiệm người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được thể hiện bằng văn bản; – Là người hành nghề cơ hữu tại cơ sở. b) Ngoài người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh, các đối tượng khác làm việc trong cơ sở nếu có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải có chứng chỉ hành nghề và chỉ được thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh trong phạm vi công việc được phân công. Căn cứ vào phạm vi hoạt động chuyên môn, văn bằng, chứng chỉ, chứng nhận đào tạo và năng lực của người hành nghề, người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phân công người hành nghề được thực hiện các kỹ thuật chuyên môn bằng văn bản; đ) Các đối tượng khác tham gia vào quá trình khám bệnh, chữa bệnh nhưng không cần phải cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của Luật khám bệnh, chữa bệnh thì được phép thực hiện các hoạt động theo phân công của người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (kỹ sư vật lý y học, kỹ sư xạ trị, âm ngữ trị liệu, tâm lý trị liệu và các đối tượng khác), việc phân công phải phù hợp với văn bằng chuyên môn của người đó. 5. Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ không thuộc loại hình phải có giấy phép hoạt động nhưng phải có văn bản thông báo đáp ứng đủ điều kiện cung cấp dịch vụ thẩm mỹ theo mẫu quy định tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Nghị định này gửi về Sở Y tế nơi đặt trụ sở trước khi hoạt động ít nhất 10 ngày. Các dịch vụ thẩm mỹ có sử dụng thuốc, các chất, thiết bị để can thiệp vào cơ thể người (phẫu thuật, thủ thuật, các can thiệp có tiêm, chích, bơm, chiếu tia, sóng, đốt hoặc các can thiệp xâm lấn khác) làm thay đổi màu sắc da, hình dạng, cân nặng, khiếm khuyết của các bộ phận trên cơ thể (da, mũi, mắt, môi, khuôn mặt, ngực, bụng, mông và các bộ phận khác trên cơ thể người), xăm, phun, thêu trên da có sử dụng thuốc gây tê dạng tiêm chỉ được thực hiện tại bệnh viện có chuyên khoa thẩm mỹ hoặc phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có phạm vi hoạt động chuyên môn về chuyên khoa thẩm mỹ tùy theo phạm vi hoạt động chuyên môn được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.” |
||||||||||
II – | MỸ PHẨM – THỰC PHẨM CHỨC NĂNG | |||||||||
LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM 2010 | ||||||||||
NGHỊ ĐỊNH 15/2018/NĐ-CP QUY ĐỊNH CHI TIẾT THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT AN TOÀN THỰC PHẨM | ||||||||||
Bộ Y tế đang dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 02/02/2018 của chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm (Dự thảo 03).
Điểm nhấn lớn nhất của Dự thảo nghị định này là quy định doanh nghiệp không được tự công bố thực phẩm bổ sung như trước, mà bắt buộc phải đăng ký bản công bố sản phẩm để cơ quan quản lý thẩm định và hậu kiểm. Theo Bộ Y tế, thực phẩm bổ sung được tự công bố – dẫn đến tình trạng doanh nghiệp cố tình xếp sản phẩm sai nhóm, phóng đại công dụng, không tuân thủ chất lượng. Khi bị phát hiện, sản phẩm đã lưu thông rộng rãi, khó xử lý triệt để. Theo đó, Dự thảo nghị định quy định rõ nhóm thực phẩm bổ sung sẽ bắt buộc đăng ký bản công bố sản phẩm. Các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, dinh dưỡng y học, thực phẩm cho chế độ ăn đặc biệt và dinh dưỡng trẻ dưới 36 tháng tuổi cũng phải lập hồ sơ công bố từ khâu nghiên cứu, phát triển đến trước khi lưu thông. Doanh nghiệp phải công bố cả chỉ tiêu chất lượng, thay vì chỉ công bố chỉ tiêu an toàn như trước. Nếu vi phạm, cơ quan chức năng sẽ thu hồi giấy chứng nhận, giấy xác nhận quảng cáo, hồ sơ công bố sản phẩm và tạm dừng tiếp nhận hồ sơ mới cho đến khi khắc phục xong. Dự thảo nghị định cũng bắt buộc các cơ sở sản xuất nhóm sản phẩm trên phải có giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm đạt các tiêu chuẩn quốc tế như GMP, HACCP, ISO 22000, hoặc tương đương. Bộ Khoa học và Công nghệ sẽ giám sát các tổ chức được cấp phép chứng nhận. Dự thảo cũng quy định trách nhiệm và nhiệm vụ của cơ quan tiếp nhận hồ sơ tự công bố, cho ý kiến khi tiếp nhận hồ sơ, đăng tải hồ sơ trên trang thông tin điện tử, xây dựng, triển khai kế hoạch hậu kiểm hồ sơ. Nếu phát hiện vi phạm, cơ quan tiếp nhận sẽ tiến hành lấy mẫu giám sát chất lượng, an toàn sản phẩm thực phẩm lưu thông trên thị trường. Để phục vụ hậu kiểm, kiểm soát và nâng cao chất lượng sau khi công bố sản phẩm thực phẩm, dự thảo nghị định cũng đề xuất quy định về thu hồi Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện an toàn thực phẩm, Giấy xác nhận nội dung quảng cáo, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và gỡ bỏ thông tin sản phẩm đăng tải trên trang thông tin điện tử của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ công bố sản phẩm. |
||||||||||
NGHỊ ĐỊNH 93/2016/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT MỸ PHẨM
Điều kiện sản xuất mỹ phẩm Theo Nghị định số 93/2016, cơ sở sản xuất mỹ phẩm phải được thành lập hợp pháp và có giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm thì mới được phép hoạt động. Ngoài ra, Nghị định 93 cũng quy định điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm như sau: – Về nhân sự: Người phụ trách cơ sở phải có kiến thức chuyên ngành về hóa học, sinh học, dược học hoặc chuyên ngành khác phù hợp. – Về cơ sở vật chất: Có địa điểm, diện tích, nhà xưởng, trang thiết bị đáp ứng yêu cầu về dây chuyền sản xuất, loại sản phẩm mỹ phẩm dự kiến; có kho bảo quản tách biệt được nguyên liệu, vật liệu đóng gói và thành phẩm, có khu bảo quản chất dễ cháy, độc tính cao và sản phẩm bị loại. – Có hệ thống quản lý chất lượng về nguyên liệu, phụ liệu, nước dùng để sản xuất, có quy trình sản xuất, có bộ phận kiểm tra chất lượng, có hệ thống lưu giữ hồ sơ; các loại bán thành phẩm đưa vào sản xuất. |
||||||||||
THÔNG TƯ 06/2011/TT-BYT QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỸ PHẨM | ||||||||||
DỰ THẢO NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ MỸ PHẨM
Một số điểm mới của dự thảo: 1. Phân loại và phân nhóm mỹ phẩm Xác định tiêu chí rõ ràng dựa trên thành phần, mục đích sử dụng và đường dùng. Một số sản phẩm sử dụng theo đường uống, tiêm hoặc điều chỉnh vĩnh viễn sẽ không được xem là mỹ phẩm. 2. Công bố sản phẩm mỹ phẩm Rút ngắn hiệu lực phiếu công bố từ 5 năm còn 3 năm. Hồ sơ công bố, thay đổi, bổ sung được quy định cụ thể hơn. Bộ Y tế phụ trách công bố mỹ phẩm nhập khẩu; UBND cấp tỉnh công bố mỹ phẩm sản xuất trong nước. 3. Tăng cường hậu kiểm Chuyển mạnh sang cơ chế hậu kiểm thay vì tiền kiểm như hiện nay. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm toàn diện về thông tin công bố, quảng cáo, chất lượng sản phẩm. 4. Quản lý sản xuất mỹ phẩm Siết chặt điều kiện cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất mỹ phẩm, yêu cầu tuân thủ nguyên tắc CGMP-ASEAN (thực hành tốt sản xuất mỹ phẩm). Lần đầu tiên đưa vào quy định đánh giá định kỳ 3 năm/lần. Dự kiến triển khai mã định danh và hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia để phục vụ tra cứu, quản lý và truy xuất nguồn gốc mỹ phẩm. Mã có thể gắn với mã QR để thuận tiện cho người tiêu dùng và cơ quan quản lý. 6. Quản lý quảng cáo và bán hàng online Yêu cầu thông tin công bố hợp lệ khi quảng cáo mỹ phẩm. Doanh nghiệp kinh doanh online phải tuân thủ điều kiện về công bố sản phẩm và chịu trách nhiệm liên đới khi phân phối sản phẩm chưa được cấp số. 7. Thu hồi, xử lý vi phạm Quy định cụ thể về các trường hợp thu hồi, tạm ngừng tiếp nhận công bố, tiêu hủy sản phẩm và xử lý vi phạm đối với mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc. 8. Hài hòa với tiêu chuẩn quốc tế Nội dung Dự thảo được xây dựng trên cơ sở Hiệp định hòa hợp mỹ phẩm ASEAN, các quy định của CPTPP và chuẩn hóa theo CGMP-ASEAN. |
||||||||||
III – | ĐÀO TẠO – GIÁO DỤC | |||||||||
LUẬT GIÁO DỤC 43/2019/QH14 | ||||||||||
NGHỊ ĐỊNH 125/2024/NĐ-CP QUY ĐỊNH VỀ ĐIỀU KIỆN ĐẦU TƯ VÀ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC GIÁO DỤC | ||||||||||
THÔNG TƯ 21/2018/TT-BGDĐT BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TRUNG TÂM NGOẠI NGỮ, TIN HỌC | ||||||||||
LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP 2014 | ||||||||||
DỰ THẢO LUẬT GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP
Đề xuất cho phép trường đại học đào tạo cao đẳng, trung cấp một số ngành đặc thù Theo nội dung dự thảo Luật, nhiều nội dung được đề xuất sửa đổi, hoàn thiện như: Chương trình, trình độ và tổ chức hoạt động giáo dục nghề nghiệp; cơ cấu tổ chức của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; giảng viên, giáo viên, người dạy nghề; chính sách tài chính của nhà nước cho giáo dục nghề nghiệp; tài chính, tài sản của cơ sở giáo dục nghề nghiệp; kiểm định giáo dục nghề nghiệp. Dự thảo Luật GDNN (sửa đổi) bổ sung nhiều nội dung mang tính cải cách, trong đó nổi bật là việc công nhận chương trình trung học nghề – mô hình tích hợp giữa kiến thức văn hóa phổ thông và kỹ năng nghề nghiệp dành cho học sinh sau THCS. Bên cạnh đó, dự thảo mở rộng quyền tự chủ cho các cơ sở GDNN, quy định cụ thể về giảng viên đồng cơ hữu, nâng chuẩn chương trình đào tạo và hệ thống bảo đảm chất lượng. |
||||||||||
THÔNG TƯ 29/2024/TT-BGDĐT QUY ĐỊNH VỀ DẠY THÊM, HỌC THÊM
Điều 3: Nguyên tắc dạy thêm, học thêm 1. Dạy thêm, học thêm chỉ được tổ chức khi học sinh có nhu cầu học thêm, tự nguyện học thêm và được cha mẹ đồng ý. Nhà trường, tổ chức, cá nhân tổ chức dạy thêm, học thêm không được dùng bất cứ hình thức nào để ép buộc học sinh học thêm. 2. Nội dung dạy thêm, học thêm không trái với quy định của pháp luật Việt Nam, không mang định kiến về sắc tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, địa vị xã hội. Không cắt giảm nội dung dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường để đưa vào dạy thêm. 3. Việc dạy thêm, học thêm phải góp phần phát triển phẩm chất, năng lực của học sinh; không làm ảnh hưởng đến việc tổ chức thực hiện chương trình giáo dục của nhà trường và việc thực hiện chương trình môn học của giáo viên. 4. Thời lượng, thời gian, địa điểm và hình thức tổ chức dạy thêm, học thêm phải phù hợp với tâm sinh lí lứa tuổi, bảo đảm sức khoẻ của học sinh; tuân thủ quy định của pháp luật về thời giờ làm việc, giờ làm thêm và các quy định của pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn, vệ sinh môi trường, phòng chống cháy nổ tại khu vực có lớp dạy thêm, học thêm. Điều 4: Các trường hợp không được dạy thêm, tổ chức dạy thêm 1. Không tổ chức dạy thêm đối với học sinh tiểu học, trừ các trường hợp: bồi dưỡng về nghệ thuật, thể dục thể thao, rèn luyện kĩ năng sống. 2. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường không được dạy thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh đối với học sinh mà giáo viên đó đang được nhà trường phân công dạy học theo kế hoạch giáo dục của nhà trường. 3. Giáo viên thuộc các trường công lập không được tham gia quản lí, điều hành việc dạy thêm ngoài nhà trường nhưng có thể tham gia dạy thêm ngoài nhà trường. Điều 6 Yêu cầu, điều kiện dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường 1. Tổ chức hoặc cá nhân tổ chức hoạt động dạy thêm, học thêm ngoài nhà trường có thu tiền của học sinh (sau đây gọi chung là cơ sở dạy thêm) phải thực hiện các yêu cầu sau: + Đăng kí kinh doanh theo quy định của pháp luật; + Công khai trên cổng thông tin điện tử hoặc niêm yết tại nơi cơ sở dạy thêm đặt trụ sở về các môn học được tổ chức dạy thêm; thời lượng dạy thêm đối với từng môn học theo từng khối lớp; địa điểm, hình thức, thời gian tổ chức dạy thêm, học thêm; danh sách người dạy thêm và mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh các lớp dạy thêm, học thêm (theo mẫu số 02 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT) 2. Người dạy thêm ngoài nhà trường phải bảo đảm có phẩm chất đạo đức tốt; có năng lực chuyên môn phù hợp với môn học tham gia dạy thêm. 3. Giáo viên đang dạy học tại các nhà trường tham gia dạy thêm ngoài nhà trường phải báo cáo với Hiệu trưởng hoặc Giám đốc hoặc người đứng đầu nhà trường (sau đây gọi chung là Hiệu trưởng) về môn học, địa điểm, hình thức, thời gian tham gia dạy thêm. (theo Mẫu số 03 tại Phụ lục kèm theo Thông tư 29/2024/TT-BGDĐT) |
||||||||||
IV – | MỘT SỐ NỘI DUNG PHÁP LUẬT MỚI SAU NGÀY 1.7.2025 | |||||||||
|
Trân trọng cám ơn!
CÔNG TY LUẬT TNHH DRAGON
Giám đốc
Luật sư Nguyễn Minh Long