0983 019 109

Văn phòng luật sư uy tín tại Việt Nam.

Điều 158 Bộ luật Hình sự quy định về tội xâm phạm chỗ ở của người khác

Chi tiết Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Chi tiết Điều 158 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017

Điều 158: Tội xâm phạm chỗ ở của người khác

  1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây xâm phạm chỗ ở của người khác, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
    a) Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác;
    b) Đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ;
    c) Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ;
    d) Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác.”.
  2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
  3. a) Có tổ chức;
  4. b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
  5. c) Phạm tội 02 lần trở lên;
  6. d) Làm người bị xâm phạm chỗ ở tự sát;

đ) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

  1. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Phân tích các yếu tố cấu thành tội phạm:

-Chủ thể của tội phạm:

Tội phạm thực hiện bởi bất kỳ người nào có đủ năng lực trách nhiệm hình sự và đạt độ tuổi theo luật định.

-Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội phạm thực hiện dưới hình thức lỗi cố ý.

Động cơ, mục đích phạm tội là rất đa dạng: có thể do tư thù, do hống hách, do muốn chiếm chỗ ở tốt hơn… nhưng không phải dấu hiệu bắt buộc trong cấu thành tội phạm này.

-Khách thể của tội phạm:

Tội phạm xâm phạm vào quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của người khác

“Chỗ ở” được hiểu là nơi cư trú hợp pháp của con người. Nơi cư trú hợp pháp là nơi cư trú thường xuyên, có thể là nơi thường trú trong một thời gian nhất định, có thể là nơi thường trú hoặc nơi tạm trú. Chỗ ở hợp pháp có thể có quyền sở hữu của công dân hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ theo quy định của pháp luật. Nếu chỗ ở không hợp pháp thì không phải là đối tượng tác động của tội phạm này.

Quyền có nơi ở hợp pháp và quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở được quy định tại Điều 22 Hiến pháp năm 2013 của nước Cộng hòa xã hội củ nghĩa Việt Nam:… “ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý…”

Trường hợp luật pháp cho phép vào chỗ ở của người khác không cần sự đồng ý của chủ nhà như kiểm tra điện, phòng cháy chữa cháy, vệ sinh phòng bệnh y tế…

-Mặt khách quan của tội phạm:

Hành vi khách quan được thể hiện ở những dạng sau đây:

+ Khám xét trái pháp luật chỗ ở của người khác là tự tiện vào nhà người khác khám xét mà không có lệnh của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không tuân thủ thủ tục do pháp luật quy định trong việc khám xét chỗ ở nhưng không có người chứng kiến, không có người đại diện chính quyền… Theo quy định của pháp luật Tố tụng hình sự thì tất cả các trường hợp khám xét chỗ ở của người khác đều phả có lệnh bằng văn bản của người có thẩm quyền; việc tiến hành khám xét phải có mặt chủ nhà hoặc có thành viên trong nhà, nếu không có thành viên trong gia đình thì phải có 02 người láng giềng chứng kiến, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn, cơ quan, tổ chức nơi người đó cư trú hoặc làm việc… Như vậy, trái pháp luật là không tuân thủ quy định của Luật Tố tụng hình sự khi khám xét chỗ ở của người khác.

+Hành vi đuổi trái pháp luật người khác ra khỏi chỗ ở của họ mà không có quyết định hợp pháp của các cơ quan có thẩm quyền như: Quyết định của UBND cấp quận, huyện trở lên…, của cơ quan Tòa án khi có quyết định thi hành án liên quan đến chỗ ở…

+ Chiếm giữ chỗ ở hoặc cản trở trái pháp luật người đang ở hoặc người đang quản lý hợp pháp vào chỗ ở của họ

+ Xâm nhập trái pháp luật chỗ ở của người khác là hành vi đột nhập, xâm chiếm chỗ ở của người khác mà không được sự đồng ý của người chủ hoặc người quản lý hợp pháp nơi ở.

Nếu xâm phạm chỗ ở của Nhà nước quản lý mà chua phân cho ai sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự vè tội vi phạm các quy định về quản lý nhà ở (Điều 343 Bộ luật hình sự).

Văn bản hướng dẫn:

-Hướng dẫn điểm a khoản 1

+ Hiến pháp năm 2013, Điều 22.

  1. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
  2. Việc khám xét chỗ ở do luật định.

+ Điều 195 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Điều 195. Khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện

  1. Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến.

Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

  1. Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.

Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.

  1. Khi khám xét địa điểm phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và người chứng kiến.
  2. Việc khám xét phương tiện phải có mặt chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện và người chứng kiến. Trường hợp chủ sở hữu hoặc người quản lý phương tiện vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có hai người chứng kiến.

Khi khám xét phương tiện có thể mời người có chuyên môn liên quan đến phương tiện tham gia.

  1. Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.

– Hướng dẫn điểm d khoản 2:

Tham khảo hướng dẫn về nạn nhân tự sát trong tội bức tử

– Chương 2 Điều 4 Tội bức tử Nghị quyết 04 -HĐTPTANDTC/NQ ngày 29/11/1986 của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng một số quy định trong Phần các tội phạm của Bộ luật Hình sự

  1. Tội bức tử (Điều 105)

– Chủ thể của tội phạm này là người mà nạn nhân bị lệ thuộc (như: lệ thuộc về kinh tế, bị ràng buộc về quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng, quan hệ công tác, thầy trò, hoặc quan hệ tôn giáo, tín ngưỡng…).

– Mặt khách quan của tội phạm là: đối xử tàn ác (tức là đối xử có tính độc ác, tàn bạo, như: đánh đập gây đau khổ về thể chất, nhưng chưa đến mức gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người bị lệ thuộc); thường xuyên ức hiếp (đối xử bất công, bất bình đẳng); ngược đãi (đối xử tồi tệ); làm nhục (xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự…).

Hành vi đối xử tàn ác dù mới xảy ra một lần cũng có thể làm cho nạn nhân tự sát; còn hành vi ức hiếp, ngược đãi, làm nhục phải diễn ra nhiều lần, thường xuyên, làm cho nạn nhân bị dày vò về tư tưởng, tình cảm, thấy bế tắc mà tự sát.

Dù nạn nhân tự sát không chết, bị cáo vẫn bị xử lý về tội bức tử.

Trong thực tế, có trường hợp tâm tư của người tự sát khá phức tạp như: vừa đau ốm, vừa thất tình lại bị cha đánh chửi, rồi tự sát. Vì vậy, phải xác định thật rõ mối quan hệ nhân quả giữa hành vi đối xử tàn ác, thường xuyên ức hiếp, ngược đãi hoặc làm nhục với hành vi tự sát thì mới xác định được có tội bức tử hay không.

– Về mặt chủ quan: tội phạm được thực hiện do cố ý, chủ thể nhận thức rõ hành vi của mình có thể làm cho nạn nhân tự sát, không mong muốn, nhưng có ý thức để mặc cho hậu quả xảy ra (cố ý gián tiếp) và cũng có thể do cố ý về hành vi, vô ý về hậu quả.

 ====================================================

Văn phòng luật sư Dragon chuyên tư vấn pháp luật Hình sự trực tuyến online – 1900 599 979

Để biết thêm thông tin chi tiết bạn có thể liên hệ với Luật sư Hà Nội theo địa chỉ dưới đây.

  1. Trụ sở chính văn phòng luật sư Dragon tại quận Cầu Giấy:  Phòng 6, Tầng 14, Tòa nhà VIMECO, Đường Phạm Hùng, Phường Trung Hòa, Quận Cầu Giấy, Thành phố Hà Nội.
  2. VPĐD Văn phòng luật sư Dragon tại quận Long Biên: Số 24 Ngõ 29 Phố Trạm, phường Long Biên, quận Long Biên, Tp Hà Nội.
  3. Chi nhánh văn phòng luật sư Dragon tại Hải Phòng: Phòng 6 tầng 4 Tòa Nhà Khánh Hội, đường Lê Hồng Phong, quận Hồng Bàng, Tp Hải Phòng.

Văn phòng luật sư cung cấp biểu phí và thù lao luật sư tham khảo tại đây

Thạc sĩ Luật sư Nguyễn Minh Long

F: www.facebook.com/congtyluatdragon

Y: www.youtube.com/congtyluatdragon

Trân trọng!