Tìm hiểu thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Khi một người qua đời để lại tài sản, việc phân chia di sản có thể được thực hiện theo hai hình thức: theo di chúc hoặc theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, không ít người vẫn còn nhầm lẫn giữa hai khái niệm này và băn khoăn thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?. Việc hiểu rõ sự khác biệt sẽ giúp các bên liên quan bảo vệ quyền lợi hợp pháp và tránh tranh chấp không đáng có. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Theo Điều 612 Bộ luật Dân sự 2015, “Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong tài sản chung với người khác”. Như vậy, tài sản thừa kế có thể là bất động sản (đất đai, nhà ở), động sản (tiền, xe, trang sức), cổ phần, cổ phiếu, quyền sử dụng đất hoặc các tài sản hợp pháp khác.

Hình thức thừa kế theo quy định pháp luật

Căn cứ theo Bộ luật Dân sự 2015, hiện nay có hai hình thức thừa kế hợp pháp, bao gồm:

Thừa kế theo di chúc

Là hình thức người để lại di sản lập di chúc để định đoạt tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Điều 624 Bộ luật Dân sự quy định: “Di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi chết.”

Thừa kế theo pháp luật

Là hình thức phân chia tài sản theo hàng thừa kế được pháp luật quy định, trong trường hợp:

  • Không có di chúc;
  • Di chúc không hợp pháp;
  • Những người được chỉ định trong di chúc không còn;
  • Di chúc chỉ định một phần tài sản, phần còn lại sẽ chia theo pháp luật.

thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Tư vấn phân chia tài sản thừa kế theo di chúc

Dịch vụ tư vấn phân chia tài sản thừa kế theo di chúc tại Công ty Luật TNHH Dragon giúp khách hàng:

  • Xác minh hiệu lực pháp lý của di chúc;
  • Phân định rõ phạm vi di sản theo nội dung di chúc;
  • Hỗ trợ làm thủ tục công chứng, khai nhận hoặc phân chia di sản theo đúng quy trình;
  • Giải quyết tranh chấp thừa kế trong trường hợp có người cho rằng di chúc bị ép buộc, giả mạo, hoặc vi phạm điều kiện có hiệu lực.

Điều kiện để di chúc có hiệu lực:

Căn cứ Điều 630 Bộ luật Dân sự 2015, di chúc hợp pháp phải đáp ứng các điều kiện:

  • Người lập di chúc minh mẫn, sáng suốt, không bị lừa dối, đe dọa;
  • Nội dung di chúc không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội;
  • Hình thức di chúc tuân thủ quy định của pháp luật.

thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Tư vấn phân chia tài sản thừa kế theo pháp luật

Trong trường hợp không có di chúc hoặc di chúc vô hiệu, việc phân chia tài sản thừa kế sẽ thực hiện theo quy định tại Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015, với 3 hàng thừa kế như sau:

Hàng thừa kế thứ nhất:

  • Vợ hoặc chồng;
  • Cha đẻ, mẹ đẻ;
  • Cha nuôi, mẹ nuôi;
  • Con đẻ, con nuôi của người chết.

Hàng thừa kế thứ hai:

  • Ông bà nội, ông bà ngoại;
  • Anh, chị, em ruột;
  • Cháu ruột gọi người chết là ông, bà.

Hàng thừa kế thứ ba:

  • Cụ nội, cụ ngoại;
  • Bác, chú, cậu, cô, dì;
  • Cháu ruột gọi người chết là bác, chú, cậu, cô, dì;
  • Chắt ruột gọi người chết là cụ.

Nguyên tắc phân chia tài sản theo pháp luật là: những người ở hàng thừa kế trước được hưởng trước, chỉ khi không còn ai thuộc hàng thừa kế trước thì người ở hàng sau mới được hưởng.

thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Quy trình phân chia tài sản thừa kế

Công ty Luật TNHH Dragon hỗ trợ khách hàng thực hiện đầy đủ quy trình gồm các bước sau:

Bước 1: Khai tử và xác định di sản

  • Lập giấy chứng tử;
  • Kiểm tra tài sản thuộc quyền sở hữu của người đã mất.

Bước 2: Khai nhận di sản hoặc thỏa thuận phân chia di sản

  • Nếu có di chúc hợp lệ, tiến hành khai nhận di sản theo di chúc;
  • Nếu không có di chúc, các đồng thừa kế sẽ lập văn bản thỏa thuận phân chia theo pháp luật.

Bước 3: Công chứng văn bản thỏa thuận (nếu có bất động sản)

  • Văn bản thỏa thuận cần được công chứng tại văn phòng công chứng.

Bước 4: Thực hiện thủ tục sang tên tài sản

  • Thực hiện thủ tục đăng ký sang tên quyền sử dụng đất, nhà ở hoặc các tài sản có đăng ký sở hữu.

Những tranh chấp thường gặp khi phân chia tài sản thừa kế

Công ty Luật TNHH Dragon đơn vị tư vấn pháp lý uy tín hàng đầu tại Việt Nam, hoạt động với sứ mệnh bảo vệ tối đa quyền và lợi ích hợp pháp cho cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp trong nhiều lĩnh vực pháp luật. Với đội ngũ luật sư giàu kinh nghiệm, kiến thức chuyên sâu và tinh thần trách nhiệm cao, Dragon đã và đang trở thành đối tác tin cậy của hàng ngàn khách hàng trong và ngoài nước.

Cung cấp dịch vụ luật sư tư vấn di chúc kế thừa, Công ty Luật TNHH Dragon nhận thấy một số dạng tranh chấp phổ biến như:

  • Tranh chấp về tính hợp pháp của di chúc;
  • Tranh chấp do không đồng thuận trong việc phân chia tài sản;
  • Có người bị truất quyền thừa kế hoặc người được thừa kế không rõ ràng;
  • Có tài sản chung nhưng không xác định được phần của người để lại di sản.

Luật sư của chúng tôi sẽ đại diện khách hàng giải quyết tranh chấp tại tòa án hoặc hỗ trợ hòa giải nhằm bảo vệ tối đa quyền lợi của thân chủ.

thừa kế theo pháp luật và theo di chúc khác nhau thế nào?

Dịch vụ tư vấn phân chia tài sản thừa kế tại Công ty Luật TNHH Dragon

Chúng tôi cam kết cung cấp dịch vụ pháp lý toàn diện và chuyên nghiệp với các nội dung:

  • Tư vấn quy định pháp luật về thừa kế;
  • Xác định người thừa kế hợp pháp;
  • Phân tích quyền và nghĩa vụ của các bên liên quan;
  • Soạn thảo, công chứng các văn bản thỏa thuận phân chia;
  • Đại diện giải quyết tranh chấp thừa kế tại Tòa án.

Liên hệ tư vấn trực tiếp:

  • Hotline: 1900 599 979 (24/7)
  • Tel: 0983 019 109
  • Email: dragonlawfirm@gmail.com

Phân chia tài sản thừa kế là vấn đề nhạy cảm và dễ xảy ra mâu thuẫn nếu không được thực hiện đúng pháp luật. Việc sử dụng dịch vụ tư vấn phân chia tài sản thừa kế từ đơn vị uy tín như Công ty Luật TNHH DragonCông ty luật uy tín tại Việt Nam sẽ giúp khách hàng tránh được tranh chấp, tiết kiệm thời gian, chi phí và đảm bảo quyền lợi hợp pháp. Hãy để chúng tôi đồng hành cùng bạn trong mọi vấn đề pháp lý về thừa kế.

Bài viết liên quan

    Đăng ký nhận thông tin

    Gọi điện cho tôi Gửi tin nhắn Facebook Messenger